Sau khi tốt nghiệp, các em có thể làm việc ở các vị trí như:

Ngôn ngữ Nhật – Người bạn cùng em làm nên những năm tháng tươi đẹp

Trong 4 năm đại học, em sẽ cùng người bạn Ngôn ngữ Nhật chinh phục từng cột mốc tri thức để tỏa sáng trên con đường sự nghiệp tương lai như:

+ Khối kiến thức chung: Nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng HCM, Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam, Tin học, Ngoại ngữ cơ sở, GDTC, GDQP,…

+ Khối kiến thức chung theo lĩnh vực: môn học bắt buộc Kinh tế quốc tế và các môn tự chọn như Địa lý đại cương, Môi trường và phát triển.

+ Khối kiến thức chung của khối ngành: Các môn học bắt buộc như Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhập môn Việt ngữ học, Tư duy phê phán, Văn hóa các nước ASEAN, và nhiều môn học tự chọn khác.

+ Khối kiến thức chung của nhóm ngành: bao gồm các khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa, khối kiến thức riêng của ngành tiếng Nhật.

+ Khối kiến thức ngành: Lý thuyết nghiệp vụ biên phiên dịch, Phiên dịch Nhật – Việt, Biên dịch Nhật Viêt, Biên – phiên dịch Nhật – Việt – Anh, Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, Kinh tế Nhật Bản, Khởi nghiệp và một 12 tín chỉ tự chọn.

+ Hoạt động kiến tập, thực tập, khóa luận tốt nghiệp.

Review ngành Ngôn ngữ Nhật Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS): Ngành ngôn ngữ được săn đón nhất tại ULIS

Nhắc tới Nhật Bản, người ta sẽ nghĩ ngay đến cái tên “đất nước hoa anh đào”, những văn hóa đặc trưng như trà đạo, tinh thần võ sĩ đạo, núi Phú Sĩ, hay bộ Kimino đầy độc đáo của những cô gái Nhật Bản. Nhưng bên cạnh đó, không thể không nhắc tới chính là ngôn ngữ Nhật Bản. Nếu em đã lỡ yêu một trong những nét đẹp của đất nước xinh đẹp này, hãy tìm hiểu về ngành Ngôn ngữ Nhật tại ULIS qua bài viết này ngay nhé!

Chương trình giảng dạy Ngôn ngữ Nhật tại Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN (ULIS) là hệ đào tạo chất lượng cao, định hướng cho người đọc những hiểu biết về đất nước, văn hóa, xã hội của Việt Nam và Nhật Bản, kỹ năng về biên – phiên dịch, hiểu biết về kinh tế, doanh nghiệp Nhật Bản để đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Ngôn ngữ Nhật và cơ hội nghề nghiệp đầy tiềm năng đang chờ em khai phá

Đến với ngành Ngôn ngữ Nhật, các em có cơ hội việc làm vô cùng đa dạng như:

+ Đảm nhận biên – phiên dịch cho các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương, cơ quan thông tấn báo chí sử dụng tiếng Nhật, các tổ chức tư nhân,…

+ Thư ký, trợ lý đối ngoại, điều phối dự án trong các công ty Nhật Bản, liên doanh, tập đoàn đa quốc gia, công ty Việt Nam sử dụng ngôn ngữ Nhật, hay trong các buổi đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài sử dụng ngôn ngữ tiếng Nhật hoặc tiếng Anh.

+ Phát triển lên vị trí quản lý bậc trung trong các dự án, công tác đối ngoại, quản lý,… tại các công ty Nhật Bản, công ty tại Việt Nam có yếu tố Nhật Bản.

+ Tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ, văn hóa Nhật Bản, phát triển lên các bậc học cao hơn như thạc sĩ,… tại nhiều trường đại học danh tiếng trong nước cũng như quốc tế.

Ngôn ngữ Nhật Bản là ngành học thu hút đông đảo sinh viên nhất tại Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN  bởi cơ hội nghề nghiệp vô cùng hấp dẫn ngay tại thị trường việc làm Việt Nam. Vậy nên nếu em đã lỡ yêu đất nước, con người, ngôn ngữ Nhật Bản thì đừng do dự mà hãy lựa chọn ngành học này ngay nhé!

Đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định liên quan đến lĩnh vực đối ngoại; nắm vững các kiến thức cơ sở ngành ngôn ngữ Anh, Lý thuyết dịch, Phân tích diễn ngôn, các kiến thức bổ trợ dịch thuật và các năng lực biên phiên dịch chuyên sâu ở các cấp độ phù hợp với trình độ đại học về Anh ngữ; có kiến thức mở rộng về văn hóa, văn học, ngôn ngữ; sử dụng lưu loát tiếng Anh qua bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết tương đương tối thiểu 550 điểm TOEFL (PAPER) hoặc tối thiểu 6.5 điểm IELTS…

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành biên phiên dịch tiếng Anh có thể tham gia làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, truyền thông; các cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế với tư cách trợ lý, thư ký phụ trách văn phòng, hoặc các công ty nước ngoài hoặc các công ty liên doanh với nước ngoài với các chức danh tương ứng.

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Mở Hà Nội sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp trong các khóa học, bồi dưỡng nâng cao trong và ngoài nước; học bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành theo nhu cầu cá nhân; học bậc sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) các chuyên ngành có liên quan trong và ngoài nước.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 141 tín chỉ

Thời gian đào tạo: Được tính từ ngày có quyết định công nhận sinh viên. Sau khi có kết quả xét công nhận và chuyển đổi tín chỉ (đối với sinh viên có bằng TC, CĐ, ĐH trở lên), sinh viên sẽ được tư vấn đăng ký KHHT toàn khóa phù hợp, đảm bảo khung thời gian đào tạo tối đa và tối thiểu theo quy định.

Chương trình học tập:   Xem chi tiết tại đây

Cử nhân tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Mở Hà Nội có khả năng:

– Ứng dụng những kiến thức thu nhận được trong quá trình đào tạo cùng với những tri thức thông tin cá nhân tự trang bị vào các công việc biên – phiên dịch cũng như giảng dạy tiếng Anh.

– Biên phiên dịch Anh-Việt, Việt Anh trong các công tác đối ngoại, thương mại, đầu tư, văn phòng, du lịch, v.v…

– Am hiểu lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam, có kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội của các nước nói tiếng Anh.

– Có khả năng tiếp cận kiến thức, thông tin đương đại thông qua tiếng Anh để cập nhật, nâng cao hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cũng như trong cuộc sống.

– Có khả năng tự học và học tập liên tục.

Cử nhân tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Mở Hà Nội phải có năng lực thực hành tiếng Anh (Nghe, Nói, Đọc, Viết) đạt bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, tương đương cấp độ C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu.

Sau khi ra trường, Cử nhân tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Mở Hà Nội có thể tham gia làm việc trong các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, truyền thông, kinh tế, thương mại, du lịch, các cơ quan đại diện của nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các công ty, v.v. Đặc biệt còn có thể tham gia giảng dạy tiếng Anh tại các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo.

Quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị

Khoa NN & VH Đức có quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị giảng dạy tiếng Đức uy tín để nâng cao chất lượng đào tạo của mình như Khoa tiếng Đức ĐH Hà Nội, ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM. Ngoài ra, mỗi năm sinh viên của khoa có cơ hội nhận được học bổng tham gia khóa học mùa hè tại các trường đại học của Đức do Tổ chức hỗ trợ đại học của Đức (WUS), Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) trao tặng.

Sinh viên Ngôn ngữ Đức vô cùng năng động, các hoạt động ngoại khóa do khoa tổ chức diễn ra thường xuyên, mang đến những cơ hội trải nghiệm quý giá cho đời sinh viên của các em.

Ngôn ngữ Đức – Vi vu giữa những nền văn hóa đậm chất châu Âu

Chương trình chất lượng cao Ngôn ngữ Đức được giảng dạy bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Đức trong 152 tín chỉ bao gồm:

+ Khối kiến thức chung (32 tín): Xây dựng tư duy khoa học xã hội, tư tưởng chính trị, tin học, tiếng Anh cơ sở, GDTC, GDQP,…

+ Khối kiến thức theo lĩnh vực (6 tín): Các môn học Kinh tế Quốc tế, môn tự chọn như Địa chính trị, Môi trường và phát triển (giảng dạy bằng tiếng Đức), Tìm hiểu cộng đồng châu Á.

+ Khối kiến thức theo khối ngành (12 tín): Cơ sở văn hóa Việt Nam, Việt ngữ học, Tư duy phê phán, Tìm hiểu cộng đồng châu Âu cùng một số môn học tự chọn khác.

+ Khối kiến thức theo nhóm ngành (54 tín): bao gồm các khối kiến thức về Ngôn ngữ – Văn hóa (giảng dạy bằng tiếng Đức) và khối kiến thức tiếng (Tiếng Đức từ 1A tới 4C).

+ Khối kiến thức ngành (48 tín): Các em được học qua các môn Lý thuyết và nghiệp vụ biên – phiên dịch, Phiên dịch, Biên dịch, Nhập môn quản trị học, Nhập môn khoa học du lịch, Kinh tế du lịch, Khởi nghiệp, Giao tiếp lễ tân ngoại giao,… và 12 tín chỉ Kiến tập, Thực tập, Khóa luận tốt nghiệp.