Y học luôn là ngành học thu hút đông đảo sinh viên quốc tế. Bởi tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm rộng mở. Nắm bắt xu hướng này. New Zealand – quốc gia với nền giáo dục tiên tiến và môi trường sống an toàn. Đang trở thành điểm đến lý tưởng cho du học sinh theo đuổi ngành y. Vậy, du học ngành y tại New Zealand có thực sự là lựa chọn lý tưởng hay chỉ là một bước đi mạo hiểm? Trong bài viết này, RECC sẽ phân tích những ưu điểm và nhược điểm. Của việc du học ngành Y tại New Zealand. Để giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt cho bản thân.
Điều kiện du học ngành y tại New Zealand: Liệu có khó khăn?
Du học ngành y là một lựa chọn đầy tiềm năng cho bạn. Tuy nhiên, để đảm bảo đầu ra chất lượng và đáp ứng nhu cầu y tế ngày càng tăng. Mà các trường đại học tại New Zealand áp dụng quy trình tuyển sinh ngành y khá khắt khe. Với số lượng du học sinh quốc tế chỉ chiếm khoảng 20% chỉ tiêu tuyển sinh ngành Y tại New Zealand. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu khắt khe này. Du học sinh quốc tế cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Bạn cần lưu ý rằng, số lượng chỉ tiêu dành cho du học sinh ngành y tại các trường đại học New Zealand có hạn. Vì thế, bạn nên có sự chuẩn bị thật kỹ để nộp hồ sơ sớm. Nhằm tăng tỷ lệ đậu vào ngành Y tại New Zealand.
Tuy có nhiều khó khăn và thách thức, nhưng du học ngành y tại New Zealand vẫn là lựa chọn đầy tiềm năng cho những ai đam mê y học và mong muốn có một tương lai nghề nghiệp vững vàng. Với sự nỗ lực, quyết tâm và tinh thần học tập nghiêm túc, bạn hoàn toàn có thể chinh phục mục tiêu của mình và trở thành một bác sĩ giỏi. Góp phần vào sự phát triển của ngành y tế New Zealand nói riêng và thế giới nói chung.
Hãy liên hệ RECCEDU ngay hôm nay, để được tư vấn chi tiết về chương trình du học ngành y tại New Zealand!
Địa chỉ: Tầng 6 Golden House Tower, Sunwah Pearl, 90 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM
Hotline Tư vấn Du học: 0909 876 825
Sáng 13/3, Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu được phát trực tiếp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, fanpage Thông tin Chính phủ, truyền hình VTC và truyền hình của 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và truyền hình TPHCM.
Trên fanpage Thông tin Chính phủ, chương trình truyền hình trực tuyến và các bài viết xung quanh Hội nghị đã thu hút hàng trăm nghìn lượt tiếp cận, tương tác, bình luận, chia sẻ.
Các ý kiến đều bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ Nghị quyết 120 về phát biển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu - một nghị quyết chứa đầy tâm huyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với bà con ĐBSCL. Đồng thời gửi lời cảm ơn tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn quan tâm đến vùng đất “chín rồng”.
Trong đó, nhiều ý kiến bày tỏ hết sức tâm đắc với 8G mà Thủ tướng đúc kết “GIAO, GIÁO, GIANG, GẮN, GIÀU, GIỎI, GIÀ, GIỚI" đã cho thấy tầm nhìn của Chính phủ, Thủ tướng, khát vọng và trăn trở, lăn lộn cho sự phát triển mọi mặt nền kinh tế.
Tài khoản facebook Thành Hoàng chia sẻ: “Qua theo dõi chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn biến đổi khí hậu cho ĐBSCL từ 2017 đến nay, tôi thấy “Thuận thiên” là chỉ đạo quá đúng, quá sáng suốt, từ đó ĐBSCL không những hạn chế được ngập mặn mà còn tăng năng suất, chất lượng lúa gạo, trái cây, hải sản… Mặt khác, việc Chính phủ đang ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông cho ĐBSCL sẽ tiếp tục là cơ sở, động lực thúc đẩy vùng đất này phát triển nhanh hơn trong 10 năm tới.
“Tầm nhìn phải rất xa của Chính phủ cùng cá nhân của Thủ tướng là rất cần thiết. Nếu không, chúng ta sẽ trở tay không kịp với biến đổi khí hậu toàn cầu và nạn sông Mekong bị xây dựng quá nhiều thủy điện. Chính phủ chủ động lo xa, mới lôi kéo các nhà khoa học vào cuộc. Hằng năm phải có Hội nghị này, để khai thác mọi tiềm năng trí tuệ của các nhà khoa học và quản lý xã hội quan tâm đến ĐBSCL cho trước mắt và lâu dài. Hơn nữa chúng ta có thể tận dụng kinh nghiệm của Hà Lan đã sống dưới mức nước biển nhiều năm rồi. Hy vọng nước mình sẽ chiến thắng, như chiến thắng chống dịch COVID-19 hơn một năm qua”, tài khoản facebook Nguyễn Kim chia sẻ.
Tài khoản facebook Alpenlie Bông: “Giao hòa với thiên nhiên, con người ta lại dạt dào cảm xúc. Tận dụng tốt "vaccine" sẵn có, để tự trỗi dậy, vươn vai vượt chính mình, vượt thiên nhiên”.
Tài khoản facebook Hoa Quỳnh: “Ngoài phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật thì Đảng và Chính phủ không quên lưu giữ văn hoá truyền thống của dân tộc gắn với bảo vệ di sản văn hoá, môi trường thiên nhiên”.
Nhiều ý kiến cũng bày tỏ đến sự quan tâm về cơ sở hạ tầng giao thông của vùng ĐBSCL. Tài khoản facebook Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ: “Mong muốn Chính phủ nói chung và Bộ GTVT nói riêng tiếp tục ưu tiên đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL hơn nữa, để khu vực này có thêm động lực phát triển đúng với tiềm năng rất lớn của nó, cũng là góp phần vào sự phát triển mạnh của đất nước trong những năm tới”.
“Đà Nẵng đã phát triển mạnh mẽ và nổi tiếng với những cây cầu. Hy vọng những nhịp cầu sẽ bắt nhịp cho kinh tế miền tây phát triển vượt bậc trong thời gian tới”, tài khoản Trần Khải Hội chia sẻ.
“Tiềm năng vùng ĐBSCL còn rất lớn, hy vọng hạ tầng kết nối với TPHCM thông suốt để vùng này sớm cất cánh”, tài khoản facebook Peter Trần nên ý kiến.
Bày tỏ về ý kiến về phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, tài khoản facebook Hoang Ngoc Huy: “Nước Việt Nam ta hệ thống kênh rạch nhiều, nên tận dụng kết hợp làm du lịch, trang trí cho những căn nhà dọc tuyến kênh nhiều màu sắc, kết hợp với xây dựng những bờ kè sạch đẹp kết hợp bảo vệ môi trường rồi từ đó kết hợp với du lịch”.
Ngoài ra cũng nhiều ý kiến mong Thủ tướng và các cơ quan có thể đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của mô hình 4 nhà; mong Chính phủ khuyến khích sử dụng vật liệu tái sinh là mộc như mây, tre, gáo dừa…
Kết luận tại Hội nghị sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong một thập niên qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, huy động nhiều nguồn lực để phát triển ĐBSCL trong bối cảnh vùng được dự báo chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Nghị quyết 120 của Chính phủ cũng trên tinh thần ấy. Không chỉ đơn thuần là phát triển kinh tế, những giải pháp trong những năm qua còn thể hiện tình cảm, trách nhiệm của đồng bào cả nước với ĐBSCL.
Thủ tướng cảm nhận được tình cảm mà các đại biểu, cũng như người dân theo dõi trực tuyến Hội nghị hôm nay, dành cho ĐBSCL thân thương.
Đồng thời qua kênh truyền hình trực tuyến do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với các đơn vị tổ chức để tường thuật trực tiếp Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững ĐBSCL, Thủ tướng Chính phủ cũng gửi lời cảm ơn đến người dân miền Tây đã cần cù lao động, làm ra các sản phẩm nông sản, bảo đảm an ninh lương thực cho Việt Nam và một phần thế giới.
Du học Nhật Bản ngành luật có thể không được nhiều bạn lựa chọn, nhưng thực sự thì nó lại là một lựa chọn rất thông minh của số ít người bản lĩnh, thức thời. Ngành luật trong tương lai sẽ là ngành nghề rất HOT mà nếu bạn nhận ra được xu hướng đó từ ngay hôm nay thì bạn đã là người đón đầu xu thế.
Du học Nhật Bản ngành luật trở nên sáng suốt bởi Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng thế giới về sự chặt chẽ, nghiêm minh của pháp luật. Nếu bạn du học Nhật Bản với ngành này thì bạn sẽ được thừa hưởng những thành quả đó. Nhưng việc du học Nhật Bản tức là một người Việt Nam đi học luật theo phương pháp, văn hóa, luật học của nước khác thì có khó khăn gì không?
1. Điều kiện du học Nhật Bản ngành luật
Là một ngành học khó, đặc thù cao, du học Nhật Bản ngành luật cần những điều kiện gì đặc biệt hay không?
- Về điều kiện chung, du học Nhật Bản ngành luật yêu cầu bạn nằm trong độ tuổi quy định, từ 18 – 30 tuổi. Tốt nghiệp từ THPT trở lên và có thời gian trống không quá 3 năm. Nếu bạn tốt nghiệp cao đẳng, đại học đúng chuyên ngành ở Việt Nam cũng sẽ có cơ hội du học Nhật Bản ngành Luật ở bậc học cao hơn.
- Đủ điều kiện về sức khỏe để đi du học, không mắc các bệnh truyền nhiễm, không có tiền án tiền sự, không bị cấm, bị truy nã…
- Thi đỗ kỳ thi năng lực đầu vào của Nhật, kì thi EJU đầu vào và chứng thực năng lực JLPT. Cần lưu ý đặc biệt kì thi tuyển năng lực đầu vào du học Nhật Bản ngành luật sẽ gồm các môn: năng lực tiếng Nhật, lịch sử thế giới, lịch sử Nhật Bản, Địa lý…
- Để du học ngành Luật bạn cũng cần đảm bảo điều kiện hồ sơ, các loại giấy tờ, điều kiện chứng minh năng lực tài chính.
2. Du học Nhật Bản ngành luật và những lợi thế
Nếu bạn ước mơ trở thành một luật sư tài giỏi, bạn yêu thích làm việc liên quan đến công lý và có một tiền đề tốt để có thể du học Nhật Bản như về ngoại ngữ, tài chính tốt thì bạn rất nên du học Nhật Bản ngành Luật. Bởi du học Nhật Bản ngành luật có những lợi thế đặc biệt.
- Hệ thống pháp luật Nhật Bản rất nghiêm minh, chặt chẽ. Ngành luật luôn được chú trọng đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học. Chất lượng giảng dạy ngành luật ở Nhật Bản rất tốt. Đội ngũ giáo viên là những người kinh nghiệm lâu năm hoặc đã công tác tại các tòa án, viện kiểm sát, văn phòng luật uy tín.
- Một lợi thế khi du học Nhật Bản ngành luật là ở Nhật, chuyên ngành Luật đào tạo áp dụng theo hệ thống luật Civil Law – hệ thống luật được sử dụng rộng rãi trên thế giới và nhiều nước châu Âu. Đây là một lợi thế đặc biệt cho sinh viên khi học và ra làm vì có điều kiện tiếp cận và nghiên cứu luật pháp quốc tế. Nếu học Luật ở Việt Nam thì bạn chắc chắn không có được lợi thế này.
- Xét về cơ hội việc làm sau khi du học Nhật Bản ngành luật, đây cũng là một lợi thế khi bạn có khá nhiều lựa chọn sau khi ra trường. Khi Nhật Bản đầu tư nhiều vào VIệt Nam, có nhiều doanh nghiệp Việt – Nhật mà rất cần những vị trí pháp chế. Đây chính là một lựa chọn rất tốt với bạn vì bạn có thể làm việc hưởng chế độ, mức lương như người Nhật ngay tại Việt Nam. Tốt nghiệp ngành luật ở Nhật hay ở đâu thì bạn cũng rất được coi trọng vào chào đón vì bạn như là hiện thân của công lý. Trong thời kì kinh tế phát triển, vấn đề luật pháp và thực thi luật pháp rất cần đội ngũ nhân sự lớn. Chính vì vậy, ngành học này chắc chắn sẽ cho bạn cơ hội nghề nghiệp rộng mở với chế độ lương, thưởng hấp dẫn. Đặc biệt là khi bạn du học Nhật Bản ngành luật về.
3. Du học Nhật Bản ngành luật và những khó khăn
Khó khăn đầu tiên là đây là một ngành học vốn khó, nhưng ở Nhật Bản còn nổi tiếng khắt khe, nghiêm ngặt và đòi hỏi cao hơn nữa. Người Nhật vốn là một người khắt khe và kỷ luật rất chặt chẽ. Nên luật pháp và việc thực thi pháp luật với họ là một cái gì đó hiển nhiên nghiêm minh với một ý thức rất cao.
Du học Nhật Bản ngành luật khó khăn đầu tiên với bạn là ngành học này rất khó, đặc biệt là đối với du học sinh nước ngoài. Chính vì vậy nếu tiếng Nhật của bạn không tốt, hoặc bạn không yêu thích ngành học có phần khô khan này thì việc tiếp thu kiến thức hàn hâm, phức tạp sẽ là cả một áp lực ghê gớm.
Du học Nhật Bản ngành luật khó khăn tiếp theo là muốn hành nghề luật sư thì bạn buộc phải trải qua một kì thi tư pháp quốc gia khắt khe. Ở quốc gia nào cũng vậy, nhưng ở Nhật thì kì thi này lại càng khó. Sau đó đào tạo nghiệp vụ 24 tháng tại Viện nghiên cứu do tòa án tối cao Nhật Bản tổ chức, tiếp tục sau đó lại thi tốt nghiệp mới được chấp thuận là đủ phẩm chất và năng lực để hành nghề luật sư.
Sự chênh lệch về hệ thống luật pháp áp dụng giữa các quốc gia có thể cũng mang lại cho bạn những khó khăn bước đầu khi học ở Nhật nhưng lại hành nghề luật sư ở Việt Nam chẳng hạn.
Trên đây là toàn bộ những thuận lợi và khó khăn khi du học Nhật Bản ngành luật. Nói chung, tùy theo mục tiêu và định hướng công việc của bạn mà lựa chọn du học Nhật Bản ngành luật sáng suốt đến đâu. Nếu bạn muốn làm việc ở phạm vi thế giới hoặc đối tượng là Nhật Bản thì đây là một con đường sáng suốt vô cùng.
CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chat trực tiếp cùng Thanh Giang
Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc