Bạn có biết động từ Modalverben trong tiếng Đức là gì, dùng như thế nào không? Và làm sao để chia cho đúng loại động từ này ở thì Hiện tại trong...

Phân biệt câu phủ định với nicht- kein

Các bạn cần lưu ý dạng phủ định „kein“ chỉ phủ định cho danh từ đứng ngay sau nó, còn „nicht“ phủ định cho các bộ phận trong câu và nó đứng ngay trước bộ phận đó, ví dụ: phủ định cho chủ ngữ, mạo từ xác định, mạo từ sở hữu, động từ, tính từ, trạng từ,…

Giới từ cũng là một điểm ngữ pháp quan trọng mà các bạn cần nắm chắc và cũng cần có sự luyện tập thường xuyên, các bạn mới sử dụng nhuần nhuyễn được chúng.

6 giới từ đi với Akkusativ cần nắm ở trình độ A1 là: für, ohne, gegen, durch, um, bis.

8 giới từ đi với Dativ ở A1 các bạn cần học là: aus, bei, mit, nach, seit, von, zu, gegenüber.

9 giới từ đi với cả 2 cách các bạn cần ghi nhớ là: über, auf, unter, an, neben,  zwischen, vor, hinter, in. Tuy nhiên các bạn phải phân biệt được giữa 2 trường hợp để sử dụng chúng chính xác nhé.

Ở phần này các bạn cũng cần lưu ý 5 cặp động từ đặc biệt là:

Động từ khuyết thiếu (Modalverben) ở thì quá khứ Präteritum

Khi học phần này các bạn cũng nên ôn lại cách chia những Modalverben ở thì hiện tại nhé.

Tương tự như khi học động từ chia ở thì Perfekt, các bạn cũng nên lập 1 bảng động từ chia ở Präteritum, đặc biệt là những động từ bất quy tắc để việc học trở nên dễ dàng hơn nhé.

Chia đuôi tính từ (Adjektivdeklination)

Để chia đuôi tính từ chính xác, các bạn lưu ý nó bị chi phối bởi các yếu tố Giống (Genus), Số (Numerus), Cách (Kasus- Nominativ/Dativ/Akkusativ) của danh từ đứng sau tính từ đó và cả mạo từ đứng trước danh từ (mạo từ xác định/không xác định/không mạo từ).

Giới trạng từ (Präpositionaladverbien)

Để có thể vận dụng tốt được kiến thức này, các bạn cần dựa vào vốn từ vựng của mình, cụ thể là số lượng động từ đi với giới từ mà các bạn đã học, vì 2 điểm ngữ pháp này có liên quan mật thiết tới nhau đó.

z.B: Ich habe deinen Brief bekommen. Darüber habe ich mich sehr gefreut.

Worüber hast du dich gefreut? ? Über deinen Brief.

(Để có thể nói được 2 câu trên, các bạn cần biết trước cấu trúc động từ sich freuen über phải không nào?)

Các bạn dùng thì này để diễn tả những kế hoạch, dự định, lời hứa, sự tiên đoán sẽ xảy ra. Tuy nhiên khi một kế hoạch hoặc 1 sự kiện.. đã được ấn định thời gian cụ thể trong tương lai, các bạn có thể sử dụng thì hiện tại ở trường hợp này nhé.

z.B: Morgen machen sie einen Ausflug ans Meer. (Ngày mai họ đi dã ngoại ra biển.)

Cấu trúc zu + động từ nguyên mẫu (zu + Infinitiv)

Ở phần kiến thức này các bạn cũng cần ôn lại 1 số động từ có thể cộng trực tiếp với 1 động từ khác mà không cần ‚zu‘ như: hören, sehen, fühlen, spüren, gehen, kommen, fahren, laufen, bleiben, lehren, lassen, Modalverben…

z.B: Ich höre gern Vögel singen.

Wochenendes gehen wir gern im Park spazieren.

Das Kind bleibt vor der Angst stehen.

Ngoài những động từ có cấu trúc đi với ,zu Infinitiv‘ , các bạn để ý là có cả những cụm danh từ (+ haben) và cụm tính từ (+ sein) cũng có thể cộng với ,zu Infinitiv‘ nhé.

Ví dụ: Es ist (un)wichtig/ notwendig/ schön/ schlecht/ schwer/ gefährlich…,zu Inf

Zeit/Lust/ Angst/ den Plan… haben, zu Inf

*** Lưu ý: 2 động từ „ lernen“, „helfen“ có thể đi với 1 động từ nguyên mẫu khác cả khi có ‚zu‘ hoặc không có ‚zu‘.

+ Không ‚zu‘ khi động từ nguyên mẫu theo ngay sau lernen oder helfen.

z.B: Meine Tochter lernt schreiben.

+ Có ‚zu‘ khi động từ nguyên thể được bổ sung thêm trạng từ hoặc bổ ngữ.

z.B: Meine Tochter lernt fehlerfrei zu schreiben.

Ich helfe ihm, alles Wichtige für die Reise zu packen.

Liên quan đến cách này, các bạn cần nắm được toàn bộ kiến thức về mạo từ không xác định và xác định, mạo từ sở hữu, chia đuôi tính từ (Adjektivendungen) và đại từ quan hệ (Relativpronomen) trong Genitiv nhé.

Mệnh đề quan hệ (Relativsatz)

Ở trình độ này, các bạn được làm quen với mệnh đề quan hệ với đại từ quan hệ (Relativpronomen) chia ở 3 cách Nominativ (der/die/das/die), Akkusativ (den/die/das/die) và Dativ (dem/den/dem/denen).

Ngoài ra còn có mệnh đề quan hệ với giới từ. Để dùng đúng được những câu quan hệ loại này các bạn cần phải học thuộc cấu trúc của động từ trong câu đó đi với giới từ nào.

z.B: Das ist der Mann, über den meine Schwester sich immer ärgert.

Các loại so sánh (Positiv – Komparativ – Superlativ)

Trong tiếng Đức có 3 loại so sánh là so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất.

Với mỗi loại, các bạn cần nắm được công thức riêng của nó và cũng cần học thuộc dạng biến đổi bất quy tắc của 1 số tính từ/trạng từ đặc biệt sau nhé.

Giả định thức (Konjunktiv II) ở thì hiện tại

Điểm ngữ pháp này được sử dụng nhiều trong phần 3 của bài thi viết- kỳ thi B1 Goethe, nên các bạn cần chú ý nắm chắc nhé.

Động từ phản thân (Reflexive Verben)

Ở điểm ngữ pháp này các bạn cần phân biệt được khi nào đại từ phản thân (Reflexivpronomen) đi với Akkusativ và khi nào đi với Dativ để sử dụng cho đúng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến khích các bạn hãy lập cho mình một danh sách các động từ phản thân và đặt câu ví dụ cho từng động từ nhé.

Mệnh đề phụ với ob và câu hỏi gián tiếp (indirekte Fragen)

Chắc chắn ở đây các bạn phải hiểu rõ được cách sử dụng 2 loại câu này, và cũng cần học thuộc một số những mệnh đề chính mẫu để nói hay hơn nhé.

Ví dụ như:    Ich möchte mich erkunden,… (Tôi muốn hỏi thăm,…)

Können Sie mir sagen/zeigen/erklären/empfehlen,…

(Ông/ bà có thể nói/chỉ/giải thích tư vấn cho tôi,…)

Ich bin mir nicht sicher,…       (Tôi không chắc chắn,…)

Es interessiert mich,…             (Tôi quan tâm,…)

Frag mich nicht,…                    (Đừng hỏi tôi,…)

Ich verrate dir nicht,..              (Tôi không tiết lộ cho bạn, …)

Với điểm ngữ pháp này, các bạn lưu ý phân biệt được cách sử dụng 2 câu mục đích um…zu + Inf  và damit để dùng chính xác nhé.

Dấu hiệu thêm đuôi số nhiều của danh từ

Việc thêm đuôi danh từ ở số nhiều chắc hẳn cũng là một vấn đề gây “khó thở” cho các bạn học tiếng Đức đúng không? Vậy nên chúng ta cũng cần phải nhớ kỹ các dấu hiệu thêm đuôi số nhiều của danh từ các bạn nha!

Trong tiếng Đức có tổng cộng 4 cách, nhưng ở trình độ A1 các bạn cần nắm chắc 3 trong 4 cách trước, đó là: Nominativ, Akkusativ và Dativ.

Ở mỗi cách, các bạn cần học thuộc bảng mạo từ xác định, mạo từ không xác định, mạo từ sở hữu và động từ đi với cách đó. Đây là điểm ngữ pháp quan trọng nhất của A1.

Câu mệnh lệnh (Imperativsatz)

Điểm ngữ pháp này các bạn rất cần lưu ý, đặc biệt là các bạn sẽ tham dự kỳ thi A1 Goethe, vì nó được sử dụng trong phần 3 của bài thi kỹ năng nói.

Các nguyên tắc phát âm quan trọng

Chúng ta đều biết, phát âm chuẩn đóng vai trò quyết định trong việc hình thành khả năng nói và nghe tốt, do đó các bạn lưu ý phải “nằm lòng” từ những ngày đầu tiên các nguyên tắc phát âm như phát âm chữ “ch”, “pf”, “s”,… các nguyên âm đặc biệt ä, ö, ü, hay các nguyên âm ghép,…

Một trong những điều khác biệt giữa tiếng Đức và tiếng Việt đó là động từ trong tiếng Đức luôn phải chia theo chủ ngữ và theo thì.

Ở thì hiện tại, động từ được chia như sau:

3 dạng biến đổi nguyên âm: a ? ä (z.B: schlafen, laufen, fahren…)

e ? i  (z.B: sprechen, essen, vergessen…)

Ngoài những mục ngữ pháp chính chúng tôi đã đề cập ở trên, các bạn cũng cần bổ sung cho mình những kiến thức sau để đảm bảo có một nền tảng vững chắc và tự tin theo học các trình độ cao hơn nha:

Ở trình độ này, các bạn được học thêm các kiến thức mới rất cần thiết cho việc nâng cao khả năng nói và viết. Nào, hãy cùng chúng tôi tổng hợp các điểm ngữ pháp quan trọng nhé!

Động từ đi với giới từ (Verben mit Präpositionen)

Các bạn biết không, phần ngữ pháp này rất quan trọng trong việc „nâng level“ khả năng nói và viết của các bạn đó. Vì vậy, hãy cùng Station 20 trang bị cho mình „1 bụng „ động từ đi kèm với giới từ, bên cạnh đó là Tính từ đi kèm với giới từ và cả Danh từ đi kèm với giới từ qua các bài viết của chúng tôi theo link dưới đây nhé.

z.B: sich interessieren für + Akk