Gia công cơ khí là một trong các công đoạn quan trọng hàng đầu của lĩnh vực cơ khí. Quá trình này nhằm tạo ra các chi tiết, sản phẩm máy móc, thiết bị dựa trên yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật. Vậy gia công cơ khí là gì và các phương pháp gia công cơ khí nào phổ biến hiện nay, cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
Phân loại công nghệ gia công cơ khí
Các công nghệ gia công cơ khí thường được phân loại theo nhiều cách khác nhau, trong đó phổ biến nhất là theo 2 cách sau:
Phoi là lớp vật liệu thừa được tách ra khỏi khối phôi trong quá trình gia công cơ khí.
Gia công không phoi là công nghệ sử dụng áp lực hoặc nhiệt nhằm biến đổi hình dạng của vật liệu thông qua các thao tác như: đúc, rèn, ép, dập nóng, hàn, kéo… mà không tạo ra phoi. Gia công cơ khí đột dập, gia công áp lực là những công nghệ phổ biến trong gia công không phoi.
Công nghệ này thường được áp dụng cho các chi tiết, sản phẩm không yêu cầu độ chính xác quá cao. Thành phẩm thu được sau gia công sẽ có kích thước thô, cần xử lý, cắt gọt thêm mới có thể đưa vào sử dụng.
Công nghệ gia công có phoi còn được gọi là gia công cắt gọt, dựa trên nguyên tắc loại bỏ lớp kim loại thừa cho đến khi chi tiết có hình dạng, kích thước và độ nhẵn bề mặt đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Do vậy, đặc điểm chính của công nghệ gia công này là luôn tạo ra một lượng phoi.
Quá trình thay đổi khối phôi được thực hiện bằng máy móc với sự hỗ trợ của kỹ sư cơ khí thông qua các thao tác: cắt gọt, tiện, phay, mài, bào… Công nghệ này thường được áp dụng khi gia công các chi tiết, sản phẩm cần độ hoàn thiện và chính xác cao.
Gia công thô là quá trình loại bỏ đi một lượng lớn vật liệu dư thừa trên bề mặt phôi liệu thông qua các thao tác cắt, đục, phay… để tạo ra hình dạng tổng quát cho chi tiết cần gia công. Do vậy, công nghệ này không yêu cầu sự chính xác và độ hoàn thiện của bề mặt sản phẩm.
Để gia công thô, kỹ sư cơ khí cần thực hiện các công đoạn với tốc độ trục chính (dao) chậm, chiều sâu vết cắt lớn. Hiện nay, các nhà máy, phân xưởng thường dùng máy phay CNC để gia công thô vì tính chính xác và độ ổn định cao.
Gia công tinh là quá trình gia công cơ khí trên bề mặt vật liệu để lấy đi lượng nhỏ kim loại thừa còn lại sau công đoạn gia công thô, bằng các thao tác mài, phay, tiện, khoan… để tạo ra sản phẩm có độ hoàn thiện bề mặt và độ chính xác cao.
Để gia công tinh, kỹ sư cơ khí thường sử dụng tốc độ trục chính (dao) lớn, chiều sâu vết cắt nhỏ vì lượng vật liệu cần bóc tách nhỏ. Sản phẩm, chi tiết cơ khí sau gia công phải đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về kích thước, chất lượng, độ nhẵn bóng và dung sai.
Gia công siêu tinh là hoạt động gia công tạo ra chi tiết, sản phẩm cơ khí với độ chính xác cực cao, bề mặt siêu mịn và dung sai tối thiểu bằng các công nghệ và máy móc tiên tiến. Cụ thể, quá trình này sử dụng các công cụ kim cương đơn tinh thể (SCD) để cắt, mài mòn, hoặc đánh bóng vật liệu có độ phức tạp cao.
Công nghệ này thường này ứng dụng trong các lĩnh vực đặc thù như chế tạo thiết bị khoa học, công nghiệp chế tạo máy móc cao cấp, công nghệ quang học, y tế, hàng không vũ trụ…
Ngành cơ khí đóng vai trò quan trọng nhất trong ngành sản xuất ô tô
Giới thiệu ngành Gia công cơ khí CNC
Nghề cơ khí có thu nhập cao không?
Bất kỳ ngành nghề nào cũng có các vị trí, mức lương cao chủ yếu phụ thuộc vào sự nỗ lực, kiên trì của bạn qua từng năm. Nhìn chung, mức lương khởi điểm cho đa số các vị trí như kỹ sư thiết kế, lắp ráp, bảo trì, vận hành, sửa chữa,… khi mới ra trường thường trong khoảng 7 – 12 triệu/tháng. Sau khi đã có kinh nghiệm, tay nghề cao và có thêm các bằng cấp chứng chỉ khác, thì mức lương của một kỹ sư lành nghề sẽ dao động trong khoảng 25 – 30 triệu/tháng. Các bạn đi làm việc tại các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Úc… có thể có mức thu nhập 50 – 100 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, sau khi đã tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tài chính, các bạn có thể mở các doanh nghiệp để tự kinh doanh, đem lại thu nhập cao hơn.
Trên đây là những thông tin về nghề cơ khí mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn muốn học nghề cơ khí, hy vọng bạn có thể giải đáp được những thắc mắc, và lựa chọn được trường/trung tâm uy tín để theo học.
Trung tâm Đào tạo CNC CVTECH là Trung tâm đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ chuyên sâu về gia công CNC tại Hà Nội, sau đó giới thiệu học viên sang làm việc tại các Công ty tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Hiện nay Trung tâm đang có nhiều khóa học lập trình và vận hành máy cnc cấp tốc tại Hà Nội, đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, nhận đào tạo các học viên học nghề gia công CNC từ chưa biết gì, học viên học trái ngành cơ khí, cam kết giới thiệu việc làm thu nhập 8 - 12 triệu/tháng tại Việt Nam và 30 - 60 triệu/tháng tại Nhật Bản, Hàn Quốc ngay sau khi học viên tốt nghiệp. Học viên sẽ được học vận hành máy phay CNC và tiện CNC 1 cách bài bản, thực hành trên máy CNC hiện đại và các bản vẽ sản phẩm thực tế. Ngoài ra, học viên còn được học đọc bản vẽ, thiết kế 2D, 3D, Lập Trình G-code và Lập Trình CNC trên phần mềm MasterCAM. Sau khi học xong, khi nhận bản vẽ học viên có thể tự phân tích, lên quy trình gia công, thiết kế, lập trình CNC, rồi vận hành máy CNC gia công sản phẩm và kiểm tra sản phẩm sau gia công.
Thời gian và học phí các khóa học Lập trình và vận hành máy CNC tại Trung tâm đào tạo CNC CVTECH như sau:
Ngành kỹ thuật cơ khí gồm những nghề nào?
Khi nhắc tới cơ khí, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các công xưởng, máy móc. Ở đó, những người thợ cơ khí sẽ sử dụng những công cụ như máy phay,tiện, bào, hàn,… để gia công các vật liệu sắt thép, sau đó lắp ráp các chi tiết lại với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật, các sinh viên theo học nghề cơ khí sẽ được đào tạo các ngành kỹ thuật thiết kế, lập trình cơ khí như:
Có thể nói, ngành kỹ thuật cơ khí rất rộng, từ cơ khí chế tạo máy, cơ khí đóng tàu,… đến cơ khí quân sự. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số ngành nghề cơ khí phổ biến, thường gặp và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta.
Nghề cơ khí hàn hay thợ hàn là một trong những nghề cần thiết trong hầu hết các ngành nghề liên quan đến quá trình xây dựng, gia công, sản xuất. Công việc của một thợ hàn là lắp ráp, chế tạo nên những công cụ bằng sắt, thép, nhôm, inox,… thành thang máy, cửa sắt, xe đẩy,… dựa theo thiết kế ban đầu.
Công việc của người thợ hàn đôi lúc cũng nguy hiểm khi bạn phải leo trèo trên các tòa nhà, công trình để hàn chi tiết, mối nối sắt ở trên cao. Bên cạnh đó, người thợ hàn cũng thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng phát ra khi hàn, khói kim loại bị đốt cháy đốt lên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Với nghề kỹ sư chế tạo máy, bạn sẽ làm những công việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, sửa chữa,… các loại máy móc, thiết bị cần có trong các nhà máy, công xưởng. Theo một số mô tả công việc của một Kỹ sư cơ khí chế tạo máy mà chúng tôi tìm hiểu gồm có một công việc như sau:
Sản phẩm cơ khí được chế tạo bằng phương pháp Phay CNC
Như vậy có thể thấy, một kỹ sư cơ khí chế tạo máy ngày nay, ngoài kỹ năng cơ khí thông thường, còn cần phải biết những kỹ năng vi tính văn phòng, biết sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế trên máy tính như AutoCad, Solidworks, MasterCam...
Giới thiệu: Nghề Lập trình và Vận hành máy Phay CNC là gì?
Cơ khí là nghề phổ biến hiện nay tại Việt Nam với nhu cầu tuyển dụng lao động có ở khắp mọi vùng trên cả nước. Bạn mong muốn trở thành một kỹ sư cơ khí và đang tìm kiếm một nơi để học ngành, nghề cơ khí uy tín. Hãy cùng tham khảo tiêu chí đánh giá trường, trung tâm dạy nghề cơ khí tốt nhất và danh sách các trường đào tạo nghề uy tín. Từ đó lựa chọn được cho mình một nơi học phù hợp.