Anh chị trong ban tư vấn vui lòng giải đáp giúp em vấn đề sau: Mã loại hình nhập khẩu A12 được quy định như thế nào? Văn bản hay công văn nào quy định cụ thể vấn đề này? Cảm ơn!

Thứ 5: Vì sao nhà quản lý cần đẩy mạnh kiểm soát hệ thống tờ khai nhập khẩu?

Quản lý hệ thống tờ khai nhập khẩu trong doanh nghiệp không chỉ là trách nhiệm pháp lý đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành mà đây còn là tấm bản đồ chiến lược quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thương mại nước nhà. Vì sao vậy?

– Trước hết, để nhập khẩu hàng hóa, thông quan và lấy hàng từ cửa khẩu về kho, mỗi doanh nghiệp cần xuất trình tờ khai nhập khẩu để hoàn thiện thủ tục thông quan và đảm bảo thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ kê khai đối với cơ quan Hải quan. Bên cạnh đó, bằng cách đưa ra các thông tin cần thiết, chính xác trên tờ khai nhập khẩu doanh nghiệp có thể tận dụng các ưu đãi thuế, giảm thiểu chi phí thuế từ ưu đãi chính phủ hoặc hiệp định tự do FTA. Từ đó giúp hàng hóa được phân loại đúng, giảm nguy cơ kiểm tra chuyên môn và tối ưu hóa thời gian và chi phí vận chuyển. Đồng thời, chúng như tấm giấy thông hành giúp doanh nghiệp quản trị uy tín và tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả.

– Ngoài ra, việc đưa ra các thông tin đầy đủ và chính xác còn tạo ra cơ hội tối ưu hóa quá trình kinh doanh bằng cách sử dụng thông tin từ tờ khai nhập khẩu để nắm bắt được xu hướng thị trường, dự báo chi phí và rủi ro, từ đó đưa ra quyết định chiến lược đúng đắn.

Thứ 2: Những trường hợp nào doanh nghiệp cần hủy tờ khai nhập khẩu?

Trong quá trình quản lý tờ khai hải quan nhập khẩu, có những tình huống đặc biệt mà doanh nghiệp cần xem xét và thực hiện việc hủy tờ khai. Một trong những trường hợp đó là khi doanh nghiệp vô tình khai nhiều tờ khai hải quan cho cùng một kiện, gói hàng hóa. Việc này có thể xảy ra do sự nhầm lẫn trong quy trình khai báo hoặc các nguyên nhân khác. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục hủy tờ khai hải quan, đồng thời tuân theo quy định của cơ quan hải quan.

Ngoài ra, có các trường hợp khác như: bao bì, bưu kiện hàng hóa đã được khai báo trên tờ khai hải quan và đã được tiêu hủy theo quy định tại Việt Nam. Cũng như khi tờ khai hải quan trị giá thấp hoặc khai sai thông tin và không thể sửa đổi, bổ sung theo quy định. Trong những trường hợp này, quy trình hủy tờ khai sẽ được áp dụng để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định của cơ quan hải quan.

Ngoại lệ xảy ra khi hàng hóa đã qua các bước thông quan, giải phóng và đã rời khỏi khu vực kiểm soát hải quan hoặc đã được xuất khẩu. Cũng như khi người nhận hàng từ chối nhận bao bì, bưu kiện hàng hóa nhập khẩu đã khai báo nhưng chưa được thông quan. Trong những trường hợp này, doanh nghiệp cũng cần xử lý thủ tục hủy tờ khai hải quan để đảm bảo tính chính xác và pháp lý trong quá trình nhập khẩu.

Thứ 3: Doanh nghiệp nên lựa chọn mở tờ khai nhập khẩu qua đơn vị thứ 3 hay tự mở tờ khai nhập khẩu?

Để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ hải quan đòi hỏi doanh nghiệp cần nắm chắc kiến thức chuyên sâu về hàng hóa, quy trình xuất nhập khẩu, pháp luật và các chính sách ưu đãi thuế liên quan đến sản phẩm nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như các kiến thức khác (như: kiểm soát quá trình giao nhận hàng hóa – logistics, kiểm soát chứng từ chuyên ngành kèm theo, nguồn gốc xuất xứ, …)

Do đó, tùy thuộc vào quy mô, chiến lược kinh doanh và khả năng tự quản lý quá trình logistics mà doanh nghiệp có thể quyết định giữ quyền kiểm soát bằng cách tự mở tờ khai hoặc chọn sử dụng dịch vụ từ các đơn vị thứ 3:

– Phần lớn các doanh nghiệp vừa, nhỏ hay thậm chí là các doanh nghiệp lớn sẽ ưu tiên sử dụng dịch vụ mở tờ khai hải quan từ đơn vị thứ 3 như: đơn vị khai báo hải quan, logistics, forwarder do lệ phí tờ khai hải quan không quá lớn so với trị giá toàn bộ lô hàng (Đâu đó tầm 800.000 – 1.000.000vnd tùy từng đơn vị hỗ trợ).

– Mặt khác, một số doanh nghiệp lựa chọn tự mở tờ khai hải quan do có lượng hàng xuất nhập khẩu lớn, đều đặn, doanh nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi từ chính phủ hoặc các doanh nghiệp có nguồn lực riêng chuyên phụ trách xử lý tờ khai hải quan (đảm bảo năng lực chuyên sâu về sản phẩm, quy trình logistic, am hiểu về hải quan và luật hải quan…

Như vậy, quyết định lựa chọn tự mở tờ khai hay sử dụng dịch vụ từ đơn vị thứ 3 là tùy thuộc ở bạn, điều này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả vận hành, chiến lược kinh doanh cũng như tính tuân thủ hải quan tối ưu.

Chiến lược tuân thủ & nâng cao hiệu suất quản lý hệ thống tờ khai nhập khẩu

Trong nền kinh tế toàn cầu, sự phát triển vượt bậc của giao thương hàng hóa ngày một tăng, không chỉ doanh nghiệp bạn mà rất nhiều doanh nghiệp đang mở rộng thị trường, mở rộng quy mô nhập khẩu dẫn đến sự gia tăng về tờ khai. Từ đó tạo nên áp lực lớn cho nhà quản lý trong công tác kiểm soát và quản lý tờ khai nhập khẩu nói riêng và chứng từ hải quan nói chung. Do đó để đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí và hiệu quả quản lý tờ khai hải quan số lượng lớn, doanh nghiệp có thể tham khảo những cách sau đây:

– Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kê khai, lưu trữ và kiểm soát số lượng lớn tờ khai hải quan:

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp có quy mô lớn đã áp dụng các công nghệ hiện đại để giảm thiểu tối đa sai sót ra rủi ro có thể xảy ra như:

– Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban xuất nhập khẩu – kho – kế toán để đảm bảo sự đồng nhất giữa các số liệu về nguyên vật liệu, thành phẩm, mã HS, trị giá hải quan, đơn vị hàng hóa,… các thông tin khác liên quan.

Thứ nhất: Những trường hợp nào thì doanh nghiệp không phải mở tờ khai hải quan xuất nhập khẩu?

Theo quy định, doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa phải mở tờ khai hải quan để nhập hàng về kho, tuy nhiên sẽ có 4 trường hợp đặc biệt mà doanh nghiệp không phải mở tờ khai hải quan, bao gồm:

– Trường hợp 1: Doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu dịch vụ phần mềm qua phương tiện điện tử như gửi mail, link đường truyền

Điều này đã được quy định tại Điều 16, Khoản 2 của Thông tư 219/2013/TT-BTC. Tuy nhiên, để được áp dụng điều này, cơ sở kinh doanh phải có chứng cứ xác nhận rằng bên mua đã nhận được dịch vụ và phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử.

– Trường hợp 2: Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa trong khu vực phi thuế quan hoặc ở nước ngoài

Các hoạt động như xây dựng và lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và các hàng hoá phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất, bao gồm lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng (kèm theo bảo hộ lao động như quần áo, mũ, giày, ủng và găng tay), không yêu cầu mở tờ khai hải quan

– Trường hợp 3: Hoạt động mua bán của DNCX (doanh nghiệp chế xuất) và đối tác của đơn vị này

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa dành cho xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, được thành lập và đặt nhà máy, công ty trong khu chế xuất. Đối với doanh nghiệp này, hàng hóa sản xuất phải được xuất khẩu toàn bộ ra nước ngoài. Để trở thành doanh nghiệp chế xuất, cần đăng ký kinh doanh và khai báo với cơ quan Hải quan. Nếu doanh nghiệp bán hàng trong nước, họ sẽ phải thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ theo quy định.

+ Để biết chính xác doanh nghiệp mình có thuộc trường hợp tương đương mà các doanh nghiệp chế xuất và đối tác của họ có thể mở hoặc không cần mở tờ khai hải hay không? Doanh nghiệp có thể tra cứu trong Điều 74 của Thông tư 38/2015/TT-BTC, Khoản 50 Điều 1 của Thông tư 39/2018/TT-BTC và Mục 11 Công văn 18195/BTC-TCHQ.

+ Trong các trường hợp không cần thực hiện thủ tục hải quan, doanh nghiệp chế xuất cần lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết lượng hàng hóa đưa vào và đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính, đồng thời hoàn thiện chế độ kế toán và kiểm toán để xác định rõ mục đích mua và nguồn hàng hóa.

– Trường hợp 4: Mua bán 3 bên với trường hợp người giao hàng và người nhận hàng cùng 1 quốc gia thì trung gian mua đi bán lại sẽ không cần mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu

Điển hình như: Công ty Việt Nam mua hàng từ công ty A đặt tại Hồng Kông, sau đó yêu cầu công ty HK1 (A) giao hàng cho công ty B (một khách hàng của công ty Việt Nam) tại Hồng Kông (KH2). Trong trường hợp này, công ty Việt Nam không cần mở tờ khai nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Thay vào đó, công ty HK1 (A) sẽ mở tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, bán hàng cho công ty Việt Nam, những địa chỉ giao hàng là KH2. Công ty B (khách hàng của công ty Việt Nam) cũng sẽ mở tờ khai đối ứng nhập khẩu tại chỗ để nhận hàng từ công ty HK1 (A).