Theo các báo cáo tổng hợp, triển vọng thị trường sữa và các sản phẩm từ sữa không quá khả quan trong năm 2023. Khoảng thời gian chống chọi với dịch Covid-19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến cho nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi tăng chi phí dẫn đến tăng giá. Kết hợp với đó là ảnh hưởng từ chiến tranh Nga-Ukraine cũng đã góp phần làm cho nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến sữa tăng mạnh.
Tình hình chung thị trường sữa Việt Nam nửa đầu năm 2023
Theo báo cáo tổng hợp, kim ngạch nhập khẩu của thị trường sữa và sản phẩm từ sữa trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt 406,39 triệu USD, giảm khoảng 9,7% so với 4 tháng đầu năm 2022.
Riêng trong tháng 4/2023, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt mức 89,83 triệu USD, giảm đến 26,4% so với tháng 3/2023 và 20% so với tháng 4/2022.
Theo báo cáo, New Zealand, Mỹ, Pháp và Thái Lan là các thị trường chủ yếu cung cấp sữa và sản phẩm từ sữa cho Việt Nam. Trong đó, 4 tháng đầu 2023, thị trường sữa Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ New Zealand, với 178,22 triệu USD. Chiếm tới 43,9% tổng kim ngạch nhập khẩu thị trường sữa của cả nước, tăng 23% so với 4 tháng đầu năm 2022.
Bên cạnh đó, nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ thị trường Mỹ lại giảm mạnh 59,4% so với 4 tháng đầu năm 2022. Chỉ đạt ở mức 32,81 triệu USD, chiếm 8,1% tổng lượng nhập khẩu. Nhập khẩu từ Australia của thị trường sữa Việt Nam cũng giảm mạnh tới 48,8%, chỉ đạt 17,66 triệu USD, chiếm 4,4%. Ngoài ra tình hình nhập khẩu từ một số thị trường khác như: từ Pháp đạt 18,22 triệu USD, chiếm 4,5%, tăng 22,7% và Thái Lan đạt 18,03 triệu USD, chiếm 4,44%, giảm 19,4%.
Bên cạnh sự suy giảm về nhập khẩu thì sản lượng sữa sản xuất trong nước cũng đối mặt với tình trạng không tích cực hơn. Minh chứng là, theo số liệu cung cấp bởi Data Factory, quý 1/2023 vừa qua, tổng lượng sản xuất sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường và chất ngọt khác, có hàm lượng chất béo không quá 6%, chỉ dừng ở mức x nghìn lít, giảm tới 40% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự đối với tổng lượng sản xuất sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường và chất ngọt khác, có hàm lượng chất béo trên 6%, cũng chỉ dừng ở mức x nghìn lít, giảm tới 32,47% so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, sang quý 2 này, tình hình sản xuất kinh doanh của thị trường sữa có vẻ đã phục hồi dần. Theo báo cáo của VIRAC, về tổng chung toàn thị trường, sản lượng sữa nguyên liệu cung cấp trong 6 tháng ghi nhận x nghìn tấn (tăng khoảng 8% so với cùng kỳ 2022).
Cũng theo VIRAC, sản lượng sữa tươi sản xuất tăng khoảng 6% so với cùng kỳ 2022 đạt x triệu lít. Trong khi sản lượng sữa bột thì sụt giảm khoảng 1% so với cùng kỳ xuống mức x nghìn tấn trong 6 tháng 2023.
Tuy sản lượng thị trường sữa tươi trong nước đã có dấu hiệu tăng thì tính đến hết tháng 6 năm 2023, sản lượng sữa nhập khẩu vẫn đang giảm mạnh . Kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa giảm x% trong 6 tháng 2023 khi:
Có hay không cơ hội phục hồi bằng thời điểm trước dịch của thị trường sữa Việt?
Bình quân mỗi năm Việt Nam có 1 triệu trẻ em được sinh ra và cũng là đối tượng sử dụng sản phẩm từ sữa nhiều nhất trong những năm đầu đời. Dân số Việt Nam cũng có xu hướng phát triển, từ đó gia tăng tệp khách hàng tiềm năng cho thị trường sữa Việt Nam.
Theo VIRAC, quy mô thị trường sữa dự kiến sẽ tăng trưởng từ 613,96 tỷ USD ở năm 2023 lên 840 tỷ USD vào năm 2028, với CAGR là 6.47% trong giai đoạn dự báo (2023-2028).
Dự báo về thị trường sữa trong năm 2023, các chuyên gia nhận định giá bột sữa sẽ hạ nhiệt do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc giảm và nhu cầu tiêu thụ sữa trên toàn cầu có thể yếu đi trong ngắn hạn. Do vậy, các nhà sản xuất sữa sẽ có cơ hội ghi nhận biên lợi nhuận gộp được phục hồi trong năm 2023, khi áp lực từ chi phí nguyên vật liệu giảm bớt.
Để không bị lung lay trước cơn bão giá về nguyên liệu trên thế giới xảy ra bất ngờ, thị trường sữa Việt cần chuyển mình sang xây dựng các trang trại theo hướng hiện đại hóa, phát triển theo xu hướng xanh bền vững và đa dạng sản phẩm.
Mua Sữa tắm Gội Purité BaBy Hoa Anh Đào 500ML ở đâu để được hàng uy tín, chất lượng và chính hãng?
Hiện nay, Sữa tắm Gội Purité BaBy Hoa Anh Đào 500ML được bán rộng rãi trên thị trường. Một trong những nơi uy tín hàng đầu được khách hàng lựa chọn là Hệ thống Nhà thuốc Vivita.
Nhu cầu về sữa tại thị trường Singapore đang ngày một tăng. Số liệu từ bản báo cáo thị trường sữa Singapore giai đoạn 2011-2016 do Euromonitor thực hiện cho thấy chỉ trong thời gian 5 năm này, lượng sữa tiêu thụ ở thị trường Singapore đã tăng 12% (từ hơn 47,000 tấn năm 2011 lên gần 54,000 tấn năm 2012).
Còn theo Marketlines, thị trường sữa của Singapore có tổng doanh thu là 992 triệu USD trong năm 2016, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,1% trong giai đoạn 2012 - 2016. Khối lượng tiêu thụ thị trường tăng với tốc độ CAGR 4,7% trong giai đoạn 2012-2016 và đạt tổng cộng 251,5 triệu kg trong năm 2016.
Nhu cầu sữa ít béo, sữa tách kem và đồ uống từ sữa tăng cao đã hỗ trợ sự tăng trưởng mạnh của thị trường Singapore. Hơn nữa, việc chấp nhận các món ăn và văn hóa ẩm thực phương Tây tại đảo quốc này cũng giúp nâng cao mức tăng trưởng của thị trường.
Trong một bản báo cáo khác về thị trường sữa ở khu vực Đông Nam Á của tổ chức nghiên cứu nông nghiệp và thực phẩm toán cầu Rabobank năm 2017, Singapore là nước có lượng tiêu thụ sữa trên đầu người khá cao trong khu vực - 62 lít/người/năm và con số này sẽ tiếp tục tăng khi nhận thức về các lợi ích của sữa đang ngày một tăng.
Mặc dù dẫn đầu khu vực và là thị trường tiềm năng nhưng lượng tiêu thụ sữa của người Singapore vẫn còn là khá khiêm tốn so với các thị trường nơi sữa đã trở thành một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn uống hàng ngày, ví dụ như ở Australia, người dân tiêu thụ khoảng 105 lít sữa/người/năm.
Con số này cho thấy mức tiêu thụ sữa ở Việt Nam còn quá thấp với 18 lít/người/năm (trong đó chỉ có 6,1 lít là sữa tươi, bằng 34% tổng lượng sữa quy đổi tiêu thụ), chỉ bắng gần ¼ so với Singapore.
Tính theo chiều cao, cân nặng, người Việt đang ở mức thấp còi trong khu vực. Nhu cầu sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa đang tăng nhanh nhằm cải thiện thể lực và bắt kịp xu hướng tiêu dùng thế giới. Với các lợi ích của sữa, có thể dự đoán tốc độ tăng trưởng ngành sữa tại Việt Nam sẽ tăng nhanh.
Cũng theo Rabobank, mức tiêu thụ sữa ở Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng 3% mỗi năm từ 2017 cho đến năm 2020, biến khu vực trở thành một trong những khách hàng tiêu thụ sữa lớn nhất trên toàn cầu.
Phát triển nội lực ngành sữa trong nước
Cũng theo Rabobank, mức tiêu thụ sữa ở Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng 3% mỗi năm từ 2017 cho đến năm 2020, biến khu vực trở thành một trong những khách hàng tiêu thụ sữa lớn nhất trên toàn cầu.
Những con số này cho thấy lý do tại sao Singapore nói riêng và khu vực ASEAN phát triển năng động nói chung lại thu hút một sự quan tâm đáng kể từ các nhà sản xuất sữa.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nội địa và khu vực, Việt Nam không thể chỉ trông chờ vào nguồn sữa bột nhập ngoại về pha lại mà cần phát triển nội lực trong nước, trồng cỏ, nuôi bò và chế biến sữa.
Tập đoàn TH là doanh nghiệp tiên phong đi theo hướng này. Tại Hội chợ Food and Hotel Asia 2018, tập đoàn này đã thể hiện quy mô và trình độ công nghệ không thua kém nhiều doanh nghiệp mạnh trong khu vực.
Sở hữu đàn bò sữa chăn nuôi tập trung lớn nhất Châu Á (hơn 45.000 con, trong đó có hơn 22.000 con đang cho sữa) tập đoàn TH đã sản xuất và chế biến sữa với quy mô lớn chưa từng thấy trong khu vực và hiện đang chiếm hơn 40% thị phần sữa tươi tại Việt Nam
Mang tới Hội chợ hơn 60 loại sản phẩm sữa từ sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng, sữa chua ăn, sữa chua uống, bơ, phomat, tập đoàn TH đã chinh phục được nhiều nhà phân phối trong khu vực. Hội chợ này cũng là điểm nhấn để TH giới thiệu 2 dòng sản phẩm hoàn toàn mới mẻ: thức uống thảo dược TH true HERBAL và sữa hạt cao cấp macca, óc chó TH true NUT cùng một dòng thức uống bí ấn mang thương hiệu TH true MALT.
Từ quy mô đàn bò 45.000 con, Tập đoàn TH đang phát triển các trang trại ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, tiếp tục đẩy mạnh năng lực chế biến và phục vụ nhu cầu sữa tươi trong nước, hướng tới xuất khẩu.
Người tiêu dùng Singapore nói gì?
Tại khu vực bán các thực phẩm nhập khẩu cao cấp của một hệ thống siêu thị có hơn 20 cửa hàng tại Singapore, chị Chin Pooi Fun (34 tuổi) đang chọn mua các sản phẩm từ Việt Nam, trong đó có sữa tươi. Chị cho biết: “Tôi mua hàng tại đây mỗi tuần, chủ yếu là thực phẩm dùng cho gia đình. Trước đây siêu thị này làm các chương trình giới thiệu sản phẩm Việt Nam, tôi đã mua thử trong đó loại sữa tươi organic này, rất ngon và giá cả hợp lý nên tôi vẫn thường xuyên đến mua tại đây”.
Khi được hỏi lý do chọn mua sản phẩm của Vinamilk, một bạn trẻ người nước ngoài đang du học đại học tại Singapore cho biết: “Tôi thấy trên sản phẩm có thông tin nguồn gốc xuất xứ đầy đủ, ghi rõ là theo tiêu chuẩn EU Organic của châu Âu. Hơn nữa, hàng hóa phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, quy định thì mới được bán trong các siêu thị tại Singapore, nhất là thực phẩm organic nên tôi khá yên tâm khi mua”.
Không chỉ có sữa tươi Organic, tại các siêu thị ở Singapore như Sheng Shong, FairPrice, Ustar… hiện cũng đang bán các nhiều dòng sản phẩm khác của Vinamilk như sữa tươi tiệt trùng, nước trái cây…
Theo ông Willy Sim, một trong những đối tác phân phối sản phẩm của Vinamilk tại Singapore từ những ngày đầu tiên, thì người dân Singapore có mức sống cao, nên họ cũng rất kén chọn khi mua hàng hóa, nhất là thực phẩm, nhu yếu phẩm cho gia đình. Một vài năm trở lại đây, người tiêu dùng Singapore đã bắt đầu quen thuộc hơn với sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. “Đến nay thì tình hình kinh doanh các sản phẩm sữa tươi của Vinamilk đã tiến triển tốt, có lượng khách hàng nhất định nên tôi cũng đang nghiên cứu và trao đổi cùng Vinamilk để mở rộng thêm các mặt hàng khác như sữa hạt, sữa đặc, sữa chua...” – Ông Willy Sim cho biết thêm.
Chất lượng là “chìa khóa” để mở cửa thị trường
Đa phần sản phẩm sữa tại Singapore đều được nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới vì vậy người dân Singapore có rất nhiều lựa chọn cho mặt hàng dinh dưỡng này. Điều này cũng đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh rất cao cho các doanh nghiệp sữa khi muốn thâm nhập vào thị trường Singapore. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang đây vẫn gặp không ít khó khăn với các hàng rào “phi thuế quan” là sự kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng, nhất là về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và các yêu cầu về mẫu mã, bao bì, hướng dẫn sử dụng phải theo yêu cầu riêng của thị trường này.
“Sản phẩm sữa tươi Organic của Vinamilk đạt tiêu chuẩn Organic của Châu Âu, nguồn sữa tươi nguyên liệu được lấy từ các trang trại bò sữa organic chuẩn Châu Âu của Vinamilk tại Việt Nam. Vì vậy chúng tôi tự tin sản phẩm sẽ trở thành một sự lựa chọn quen thuộc của người tiêu dùng Singapore.” – Ông Võ Trung Hiếu, Giám đốc Kinh doanh Quốc tế Vinamilk chia sẻ.
Vinamilk đã có một bước đi đầy chiến lược khi ngay từ đầu doanh nghiệp này đã quyết định đầu tư xây dựng các trang trại bò sữa organic theo tiêu chuẩn châu Âu, một trong những hệ tiêu chuẩn organic khắt khe nhất hiện nay. Điều này đã giúp doanh nghiệp này chủ động được nguyên liệu sản xuất các sản phẩm sữa đạt chuẩn hữu cơ quốc tế. Đây sẽ là chìa khóa để sản phẩm organic của doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam này tiến vào các thị trường nước ngoài, thậm chí là các nước phát triển.
Theo nhận định của đại diện Vinamilk thì tuy sản lượng xuất khẩu còn khá khiêm tốn so với các thị trường đông dân khác nhưng tình hình xuất khẩu tại Singapore vẫn đang tiến triển rất tốt. “Hơn nữa, Singapore là một cửa ngõ để giao thương với thế giới. Xuất khẩu thành công sản phẩm sữa tươi, đặc biệt là sữa tươi Organic vào thị trường này sẽ giúp Vinamilk mở ra các cơ hội kinh doanh, đồng thời khẳng định được chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu sữa Việt Nam.” – ông Hiếu đánh giá.
Với hệ thống sân bay và cảng biển phát triển, Singapore không chỉ là một trong những trung tâm kinh tế, tài chính và dịch vụ của thế giới, mà còn là cánh cửa giúp các sản phẩm Việt Nam tiếp cận với các nhà mua hàng của các tập đoàn bán lẻ, các chuỗi khách sạn, nhà hàng đa quốc gia và các nhà nhập khẩu lớn. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm và khai thác đúng thế mạnh tại mỗi thị trường sẽ giúp cho sữa Việt mở ra nhiều cơ hội để tham gia vào các “sân chơi” lớn của thế giới.