- Số khối của hạt nhân (kí hiệu là A) là tổng số hạt proton (kí hiệu là Z) và tổng số hạt nơtron (kí hiệu là N) của hạt nhân đó.

Phí dịch vụ Gói FreeShip Xtra Shopee

Phí dịch vụ Gói FreeShip Xtra Shopee sẽ tính trên các đơn hàng được giao thành công hoặc có yêu cầu Trả hàng hoàn tiền được Người bán hoặc nền tảng Shopee chấp nhận hoàn tiền ngay (trừ lý do Chưa nhận được hàng). Từ ngày 03/07/2024, mức phí dịch vụ Gói Freeship Xtra Shopee chi tiết như sau:

Phí Dịch vụ Gói Voucher Xtra Shopee

Từ ngày 15/09 đối với Shop khi tham gia đồng thời combo gói dịch vụ Voucher Xtra và Content Xtra, sẽ không tính phí dịch vụ gói Voucher Xtra trên các sản phẩm phát sinh từ Livestream và Video và từ ngày 03/07/2024, Gói Voucher Xtra Shopee có mức phí dịch vụ chi tiết như sau:

Phí dịch vụ Shopee được tính như thế nào?

Phí dịch vụ là chi phí được tính trực tiếp trên giá bán mỗi sản phẩm theo từng đơn hàng khi Người bán đăng ký tham gia gói Dịch vụ Voucher Xtra và Freeship Xtra (Phí dịch vụ áp dụng là giá đã bao gồm VAT). Hình thức thanh toán: Phí Dịch vụ sẽ được tự động cấn trừ vào tài khoản của Người Bán sau khi đơn hàng đã hoàn tất. Bạn cần lưu ý rằng, từ ngày 21/10/2024, Người Bán có thể đăng ký tham gia gói dịch vụ Voucher Xtra Shopee qua Kênh Người Bán Shopee. Mỗi loại gói dịch vụ sẽ được tính mức phí khác nhau, cụ thể như sau:

Bước 4: Xác nhận đăng ký gói bằng cách > Chọn A. Tôi Đồng Ý > Gửi khảo sát tại biểu mẫu xuất hiện.

Lưu ý: Shop có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về Gói Dịch Vụ tại mục Mô tả chương trình và Điều kiện tham gia chương trình. Thời gian kích hoạt gói như sau: - Đăng ký tham gia trước 17h00 mỗi ngày: Kích hoạt vào 0h00 ngày tiếp theo. - Đăng ký tham gia gói sau 17h00 mỗi ngày: Kích hoạt vào 0h00 ngày thứ hai sau ngày đăng ký.

Ví dụ: - Đăng ký tham gia gói vào 9h00 ngày 14/11/2024: Kích hoạt vào 0h00 ngày 15/11/2024. - Đăng ký tham gia gói vào 18h00 ngày 14/11/2024: Kích hoạt vào 0h00 ngày 16/11/2024.

Cách hủy Gói Dịch Vụ Shopee từ ngày 21/10/2024

Cách hủy Gói Dịch Vụ Shopee từ ngày 21/10/2024 theo các bước dưới đây:

Bước 1: Tại Kênh Người Bán > chọn Kênh Marketing > chọn Chương Trình Shopee > Tìm Gói Dịch Vụ Shop muốn ngừng sử dụng tại mục Chương trình đã đăng ký.

Bước 2: Tại Chi tiết -> Chọn Huỷ. Khi Hộp thoại Xác nhận Huỷ Đăng Ký hiển thị, chọn Xác nhận

Bước 3: Khi biểu mẫu huỷ Gói Dịch Vụ xuất hiện -> Chọn  A. Tôi Đồng Ý & gửi biểu mẫu.

Thời gian ngừng sử dụng gói như sau: - Đăng ký ngừng sử dụng gói trước 17h00: ngừng sử dụng gói vào 0h00 ngày tiếp theo. - Đăng ký ngừng sử dụng gói sau 17h00: ngừng tham gia gói vào 0h00 ngày thứ hai sau ngày đăng ký. Ví dụ: - Đăng ký ngừng sử dụng gói vào 14h00 ngày 14/11/2024: Ngừng tham gia gói vào 0h00 ngày 15/11/2024. - Đăng ký ngừng sử dụng gói vào 18h00 ngày 14/11/2024: Ngừng tham gia gói vào 0h00 ngày 16/11/2024. Shop cần tham gia gói trong ít nhất 15 ngày kể từ ngày kích hoạt thành công thì mới được phê duyệt thay đổi gia hạn/ngừng tham gia gói.

Sử dụng BigSeller xem lợi nhuận ước tính trên từng đơn hàng

Dù phí dịch vụ hay phí bán hàng Shopee thay đổi hay không, với BigSeller, bạn có thể xem trước lợi nhuận ước tính là bao nhiêu, âm hay dương, nếu là dương, bạn có thể xem sau khi trừ đi chi phí bán hàng lợi nhuận là bao nhiêu để bạn có thể chấp nhận được và tiến hành xử lý đơn hàng Shopee, để xử lý đơn hàng của mình, bạn cũng không phải lo lắng khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh BigSeller.

Trên đây BigSeller đã tổng hợp thông tin theo trang Shopee cho bạn biết phí dịch vụ Shopee là gì, cách tính phí dịch vụ Shopee như thế nào đồng thời hướng dẫn chi tiết từng bước về cách đăng ký phí dịch vụ Shopee cũng như cách hủy phí dịch vụ. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về phí dịch vụ Shopee.

Trả lời về việc giảm thuế thu nhập cá nhân cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Bộ Tài chính cho biết, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nếu bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế thì không phải nộp thuế. Các khoản trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm... cũng không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Các khoản được trừ khi tính thuế TNCN

Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành, cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trừ đi mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ (nếu có)… số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế TNCN.

Do đó, đối với các cá nhân là người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nếu bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế thì không phải nộp thuế. Các khoản trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm... cũng không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Ngày 02/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020. Theo đó, việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN sẽ góp phần giảm bớt nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, số thuế phải nộp sẽ được giảm cho mọi đối tượng đang nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Thu nhập dưới 20 triệu đồng/tháng, mức chịu thuế rất nhỏ

Theo quy định tại Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN, mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế đã được nâng từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng/tháng thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) cũng chưa phải nộp thuế TNCN. Trường hợp cá nhân có thu nhập lớn hơn các mức nêu trên (17 triệu đồng/tháng, 22 triệu đồng/tháng) thì số thuế phải nộp cũng rất nhỏ so với thu nhập của cá nhân. Cụ thể:

Trường hợp cá nhân có 1 người phụ thuộc, cách tính như sau:

- Nếu một người có thu nhập tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… thì người này không phải nộp thuế TNCN vì: Bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) là 1,785 triệu đồng (17 triệu đồng x 10,5%), mức giảm trừ gia cảnh là 15,4 triệu đồng (11 triệu cho bản thân + 4,4 triệu cho người phụ thuộc), tổng cộng là 17,2 triệu đồng. Do đó không phải nộp thuế TNCN.

- Nếu thu nhập 18 triệu, trừ 10,5% bảo hiểm là 1,89 triệu, mức giảm trừ gia cảnh là 15,4 triệu, thì phải nộp thuế là (18 triệu – 1, 89 triệu – 15,4 triệu) x 5% = 35 nghìn đồng/tháng (số tiền thuế rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,19% tổng thu nhập của cá nhân).

Do đó một cá nhân có thu nhập 18 triệu đồng/tháng thì cũng chỉ nộp thuế 35 nghìn đồng/tháng. Trường hợp có các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ trước khi tính thuế nữa thì số thuế phải nộp còn thấp hơn (hoặc không phải nộp). Thu nhập sau khi nộp thuế là thu nhập được chi tiêu: tổng thu nhập 18 triệu đồng - thuế TNCN (35 nghìn đồng), còn lại 17 triệu 9 trăm 65 nghìn đồng.

Trường hợp cá nhân có 2 người phụ thuộc, cách tính như sau:

- Nếu một người có thu nhập tiền lương, tiền công 22 triệu đồng/tháng, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… thì người này không phải nộp thuế TNCN vì: Bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) là 2,31 triệu đồng (22 triệu đồng x 10,5%), mức giảm trừ gia cảnh là 19,8 triệu đồng (02 người phụ thuộc), tổng cộng là 22,1 triệu đồng. Do đó không phải nộp thuế TNCN.

- Nếu thu nhập từ 23 triệu đồng/tháng thì sau khi nộp bảo hiểm bắt buộc và giảm trừ gia cảnh, chỉ nộp thuế TNCN là 39 nghìn 500 đồng/tháng (số tiền thuế rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,17% tổng thu nhập của cá nhân).

- Nếu thu nhập 30 triệu đồng/tháng, nộp bảo hiểm bắt buộc là 3,13 triệu đồng, giảm trừ gia cảnh cho 2 người (giảm trừ 19,8 triệu đồng), do vậy thu nhập tính thuế là 30 - 3,13 - 19,8 = 7,07 triệu đồng/tháng. Mức thuế sẽ nộp là: Bậc 1 (5 triệu đồng x 5%) là 250 nghìn đồng, bậc 2 [(7,07 - 5) x 10%] làm tròn là 210 nghìn đồng. Tổng tiền thuế phải nộp là 460 nghìn đồng/tháng.

Do đó một cá nhân có thu nhập 30 triệu đồng/tháng thì cũng chỉ nộp thuế 460 nghìn đồng/tháng (tỷ lệ thuế TNCN trên tổng thu nhập khoảng 1,53%). Trường hợp có các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ trước khi tính thuế nữa thì số thuế phải nộp còn thấp hơn. Thu nhập sau khi nộp thuế là thu nhập được chi tiêu: 30 triệu đồng - nộp thuế TNCN (460 nghìn đồng) = 29 triệu 540 nghìn đồng (chứ không phải chỉ được chi tiêu 11 triệu đồng/tháng cho bản thân người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc).