Học đại học hay học nghề là một trong những trăn trở lớn của nhiều học sinh và các bậc phụ huynh.

Nên chọn học nghề hay học đại học

Chương trình đại học còn coi nhẹ thực hành. Nó còn đặt nặng về lý thuyết quá, còn hàn lâm, không gắn với thực tiễn. Chính thực trạng này nên việc sinh viên gánh chịu hậu quả thất nghiệp sau khi ra trường là điều không còn quá xa lạ.

Nếu như đại học còn quá tập trung vào lý thuyết thì học nghề lại có thể giải quyết được vấn đề này. Học nghề tập trung đào tạo chuyên môn sâu, thực hành nhiều để nâng cao tay nghề cho người học. Vì vậy người học có thể đi làm được ngay sau khi hoàn thành khóa học nghề.

Đành rằng cũng phải công nhận tấm bằng đại học là thể hiện trình độ học vấn của bạn. Tuy nhiên tấm bằng đó có thực sự có ý nghĩa giá trị hay không là khi bạn phải vận dụng được những gì bạn học vào cuộc sống, công việc.

Đặc biệt, người học nghề sau khi đi làm việc vẫn có thể đi học đại học tại chức để lấy bằng đại học.

Nói vậy để một lần nữa nhấn mạnh lại rằng mỗi phương pháp đào tạo đều có những mặt ưu và nhược điểm nhất định. Phương pháp nào cũng tốt. Vì vậy để lựa chọn nên học đại học hay học nghề, điều quan trọng nhất vẫn là bạn cảm thấy lựa chọn nào phù hợp nhất với bạn. Có thể phương pháp đào tạo theo hệ Đại học phù hợp với người khác nhưng bạn lại không phù hợp. Hay ngược lại.

Bạn cần đánh giá lại năng lực của bản thân, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, cơ hội việc làm của nghề muốn theo đuổi,…Từ đó đưa ra quyết định nên theo phương pháp đào tạo nào.

Ví dụ như gia đình bạn tầm trung, kinh tế không quá dư dả. Bạn muốn học nhanh, có việc làm. Hay bạn thuộc tuýp người ưa thích trải nghiệm, thực hành. Bạn không muốn học các kiến thức quá hàn lâm. Thì con đường học nghề lúc này là lựa chọn phù hợp cho bạn.

Tham khảo: Nên học nghề gì dễ xin việc 2023

k5 nên chọn học nghề gì để không lo thất nghiệp

Nên chọn học nghề gì để không thất nghiệp?

Ở những giai đoạn trước, học nghề thường gắn liền với những nghề chủ yếu lao động chân tay như nghề mộc, cắt tóc, sửa xe,…Nên nó từng bị vấp phải nhiều định kiến như học nghề chỉ dành cho các bạn có học lực kém. Học nghề ra làm việc lương thấp.

Tuy nhiên hiện nay học nghề đang được mở rộng cả trong những lĩnh vực lao động đầu óc, đòi hỏi tư duy,…Các khóa học nghề đa dạng trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế (như kế toán), cho đến công nghệ (như nghề lập trình) và cả các khóa bên lĩnh vực nghệ thuật thẩm mỹ, sáng tạo (như thiết kế đồ hoạ),…

Ngày càng có nhiều khoá học nghề là vậy nhưng không phải nghề nào cũng có thể học nghề được. Và không phải học nghề nào cũng có cơ hội việc làm tốt và có tương lai. Vì vậy bạn cần tìm hiểu và lựa chọn học nghề vừa phù hợp với đam mê của bạn. Đồng thời cũng “hợp thời”, có nhiều cơ hội phát triển.

Bạn có thể tham khảo danh sách 8 nghề đang hot và sẽ có tiềm năng trong tương lai dưới đây:

Đọc thêm: Học nghề Công nghệ thông tin (IT) Dễ hay Khó?

Dù học đại học hay học nghề mình tin nếu các bạn chọn đúng ngành nghề phù hợp với bản thân. Đồng thời cố gắng học và theo đuổi thì đều tốt cả. Để quyết định nên lựa chọn phương pháp đào tạo nào. Bạn cần xem xét kỹ lưỡng lại năng lực học, điều kiện và mong muốn của bản thân. Từ đó lựa chọn cách học đúng đắn.

Chuyện chọn ngành nghề học hay cách học sẽ ảnh hưởng đến cả một tương lai sau này. Đừng vì chạy theo số đông và mong muốn của người khác mà quyết định sai lầm để rồi có thể “sai một li đi một dặm” đấy.

So sánh giữa học đại học và học nghề

So sánh học đại học hay học nghề. Ưu và nhược điểm của học đại học và học nghề là gì?

Học đại học là sự lựa chọn phổ biến của các bậc phụ huynh khi các con bước vào ngưỡng cửa sau khi tốt nghiệp THPT. Vậy phương pháp đào tạo này có những ưu, nhược điểm gì?

Thời gian đào tạo dài 4-5 năm. Vì vậy bạn được học nhiều kiến thức. Bao gồm cả các môn học đại cương cho đến các kiến thức chuyên ngành.

Mở rộng mối quan hệ: Thời gian học đủ dài, và có nhiều thời gian trống xen kẽ với lịch học trên trường. Điều này giúp bạn có nhiều cơ hội ra ngoài tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động, giao lưu và kết nối với nhiều người khác.

Khám phá ra nhiều khả năng khác của bản thân: Bạn được học nhiều, có thời gian tham gia vào các hoạt động, trải nghiệm. Từ đó giúp bạn khám phá bản thân nhiều hơn.

Thời gian đào tạo dài đòi hỏi bạn phải đầu tư chi phí lớn (học phí+các khoản tiền cho các hoạt động, sinh hoạt,…)

Đặc biệt, một nhược điểm lớn của việc học đại học được đề cập đến liên tục. Đó chính là nó còn quá đặt nặng về lý thuyết, các kiến thức còn hàn lâm. Không được thực hành nhiều. Chưa vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn được.

Thời gian đào tạo ngắn nên được học những gì “tinh tuý” nhất về nghề để có thể đi làm được. Tiết kiệm được thời gian. Học nhanh, đi làm được ngay.

Chi phí thấp: Vì thời gian đào tạo ngắn nên sẽ giúp người học tiết kiệm chi phí hơn. Giảm bớt các khoản phí cho ăn uống, thuê nhà,…

Đào tạo sát với thực tế: Các khoá học nghề nhằm mục đích giúp người học có thể thuần thục tay nghề để đi làm được ngay sau khi học. Vì vậy họ tập trung dạy những kỹ năng, kiến thức chuyên môn sát thực tế để có thể đi làm được ngay.

Tăng cơ hội có việc làm: Hiện tay tình trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn đang được báo động. Nhà tuyển dụng đề cao tay nghề, khả năng làm được việc hơn là những bằng cấp. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị đào tạo nghề hiện nay liên kết với các doanh nghiệp để cung cấp nhân sự. Vì vậy bạn có thể gạt bỏ nỗi lo về việc làm.

Ví dụ như khoá học nghề lập trình ngắn hạn tại CodeGym Đà Nẵng cũng ký hợp đồng cam kết việc làm 100% cho người học ngay ngày đầu nhập học. Nếu bạn chọn học nghề, bạn nên tham khảo các khoá có cam kết đầu ra để yên tâm hơn về vấn đề việc làm.

Thời gian đào tạo ngắn nhưng ra đi làm được ngay nên người học phải tập trung cao độ trong thời gian học.