hoặc sử dụng ô dưới đây để tìm kiếm

6 lưu ý khi soạn đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khi soạn đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần lưu ý một số điều sau:

- Mô tả cụ thể vụ việc: Đưa ra các mô tả chi tiết về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra, cung cấp thông tin về người, tổ chức lừa đảo này và bất kỳ chi tiết nào khác để giúp cơ quan thẩm quyền nhận biết, điều tra về vụ việc.

- Cung cấp các bằng chứng chứng minh: Liệt kê tất cả bằng chứng nào mà bạn thu thập được để chứng minh hành vi lừa đảo đó, như: hoá đơn, hợp đồng, video, hình ảnh,...

- Nêu rõ thông tin cá nhân: Cung cấp thông tin cá nhân của bạn (tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc,...) để giúp cơ quan thẩm quyền nhận biết bạn là người gửi đơn tố cáo và liên hệ để yêu cầu cung cấp thêm thông tin, trao đổi trong quá trình giải quyết vụ việc.

- Sự chính xác, minh bạch: Cần đảm bảo rằng mọi thông tin bạn cung cấp trong đơn tố cáo là chính xác, minh bạch, tránh đưa các thông tin sai lệch và không chính xác làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc.

- Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, chuyên nghiệp: Đơn tố cáo cần sử dụng những từ ngữ lịch sự, chuyên nghiệp, tránh sử dụng những từ ngữ không phù hợp, không đúng chuẩn mực làm giảm hiệu quả của việc tố cáo.

- Gửi đúng địa chỉ nhận đơn tố cáo: Bạn cần gửi đơn tố cáo đến địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, nếu không chắc chắn, có thể tham khảo các thông tin chính thức hoặc liên hệ cơ quan thẩm quyền để tìm hiểu.

Ai có quyền tố cáo lừa đảo trong tố tụng hình sự?

Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13, quy định về bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, theo đó:

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm của cơ quan, người tiến hành tố tụng hoặc bất kỳ người nào thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời và đúng pháp luật.

Đồng thời, Điều 478 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định người có quyền tố cáo, cụ thể như sau:

“Điều 478. Người có quyền tố cáo

Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”

Như vậy, theo quy định trên ai cũng có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật nếu có căn cứ cho rằng có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2024

Dưới đây là mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chúng tôi gửi đến bạn đọc tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

….., ngày......, tháng......, năm 20.....

(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông/bà ...........)

- Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an quận/ huyện ..........

- Viện kiểm sát nhân dân quận/ huyện...........

Họ và tên:................................. Sinh ngày:...............

Chứng minh nhân dân số:.........................................

Ngày cấp: ................... Nơi cấp:...........................................

Hộ khẩu thường trú:..............................................................

Chỗ ở hiện tại:.......................................................................

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Ông/bà:.....(tên người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản).......................... Sinh ngày:.................................

Chứng minh nhân dân số:.....................................

Ngày cấp: ................................ Nơi cấp:........................

Hộ khẩu thường trú:..................................

Chỗ ở hiện tại:..........................................

Vì ông/bà....................đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là......(ghi tổng số tiền bị lừa đảo)...... Sự việc cụ thể như sau:

..................................................................................................

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định ông/bà .................. đã dùng thủ đoạn gian dối để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là........................

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, tôi cho rằng hành vi của ông/bà ....................... có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015:

'Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm...'

Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo ông/bà............................ Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

- Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông/bà.............. về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Buộc ông/bà........................ phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều đã trình bày ở trên.

Kính mong được Quý cơ quan xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.

Trình tự, thời hạn giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ theo Điều 28 Luật Tố cáo số 25/2018/QH14, trình tự giải quyết tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:

“Điều 28. Trình tự giải quyết tố cáo

4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.”

Theo đó, trình tự giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện qua 4 bước là:

Bước 1: Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo.

Bước 2: Người giải quyết tố cáo tiền hành xác minh nội dung tố cáo hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp/cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo.

Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp để thu thập tài liệu, thông tin làm rõ nội dung tố cáo, các thông tin, tài liệu được thu thập phải ghi chép thành văn bản, lưu giữ trong hồ sơ vụ việc.

Kết thúc việc xác minh, người được giao xác minh tố cáo phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo kết quả xác minh và kiến nghị xử lý.

Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo: Dựa vào nội dung tố cáo, giải trình của người tố cáo và kết quả xác minh tố cáo,... người giải quyết tố cáo ban hành kết luận của nội dung tố cáo.

Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo: Người giải quyết tố cáo dựa vào kết luận nội dung tố cáo để thực hiện:

- Nếu kết luận người bị tố cáo không có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý người cố ý tố cáo vi phạm sai sự thật.

- Nếu kết luận người bị tố cáo có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cho cơ quan, tổ chức thẩm quyền xử lý theo quy định.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

Tình trạng giả mạo bác sĩ và chuyên gia y tế để

người bệnh đang xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc dư luận. Những đối tượng này không có chuyên môn, chứng chỉ y khoa hợp pháp nhưng vẫn ngang nhiên hành nghề, gây nguy hại cho sức khỏe người bệnh. Người dân cần nâng cao cảnh giác, tránh mắc bẫy lừa đảo, để rồi tiền mất, tật mang.

Thời gian gần đây, hàng loạt hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và qua điện thoại khiến nhiều người bị mắc bẫy, thiết hại về vật chất cho bản thân, gia đình. Hãy cùng chúng tôi “vạch mặt” những chiêu thức lừa đảo này…

Chiêu thức này, những kẻ giả danh, lừa đảo sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân...; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng.

Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.

2. Giả danh nhân viên ngân hàng

Những kẻ giả danh thuê gười lập trình trang web giống trang web ngân hàng, đào tạo "nhân sự" gọi điện cho bị hại rồi từng bước lừa họ đăng nhập vào trang web đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Đối tượng mạo danh là nhân viên của các nhà mạng gọi điện, nhắn tin hướng dẫn cú pháp để thực hiện nâng cấp sim 3G thành sim 4G nhằm lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, đánh cắp các thông tin thẻ tín dụng, lấy mã OTP của tài khoản ngân hàng đăng ký theo số điện thoại đó

Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại thông báo trúng thưởng (xe, điện thoại...), yêu cầu đóng phí để nhận thưởng rồi chiếm đoạt tiền.

Tình hình tội phạm sử dụng mạng xã hội với thủ đoạn dùng “bẫy tình” để lừa đảo phụ nữ chiếm đoạt tài sản có chiều hướng gia tăng với những phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, có tổ chức, chuyên nghiệp.

Đối tượng lừa đảo nhắm tới những phụ nữ có hoàn cảnh éo le hay sống độc thân, khi sử dụng điện thoại, máy tính truy cập mạng xã hội. Sau khi đã làm thân, quen biết, đối tượng lừa đảo giả thông tin gửi tiền, quà về cho bạn gái. Sau đó giả là nhân viên hải quan yêu cầu đóng phí mới được nhận quà.

6. Tuyển cộng tác viên bán hàng

Đối tượng lừa đảo với hình thức cho người bị hại đặt mua đơn hàng trên mạng, nhân tiền chiết khấu ở 1-2 lần đầu, đến đơn hàng lớn hơn sẽ bị lừa mất tiền chuyển mua hàng.

7. Mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội

Đối tượng giả danh Fanpage Facebook của BHXH Việt Nam để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Thông báo nạn nhân đang nợ tiền bảo hiểm xã hội. Yêu cầu đóng phí để chiếm đoạt.

Đối tượng gửi link web và yêu cầu người cần nhận tiền làm từ thiện nhập thông tin thẻ, mật khẩu ngân hàng… để nhận tiền. Nạn nhân nhập thông tin xong, số tiền trong tài khoản của họ “không cánh mà bay”.

Đánh vào lòng tham của con người, nhiều trang mạng xã hội liên tục gửi đến người dùng thông tin dưới danh nghĩa "Xổ số kiến thiết Miền Bắc, xổ số kiến thiết miền Nam". Đối tượng tự xưng là cho số đề là số chuẩn, nếu không đúng sẽ được hoàn phí.

10. Hack facebook, zalo... để mượn tiền

Đối tượng lừa đảo chiếm quyền đăng nhập vào tài khoản facebook, zalo... nhắn tin cho bạn bè, người nhân của chủ facebook, zalo để hỏi mượn tiền.

Gọi điện thoại thông báo người thân đang nằm cấp cứu trong bệnh viện, yêu cầu chuyển tiền ngay để mổ gấp.

12. Giả danh ngân hàng gửi tin nhắn kích hoạt dịch vụ

Đối tượng lừa đảo gửi link trong tin nhắn điện thoại, yêu cầu kích hoạt dịch vụ. Khi truy cập vào, nạn nhân sẽ mất hết tiền trong tài khoản ngân hàng.

Gửi link thanh toán trực tuyến tham gia sàn giao dịch ảo. Yêu cầu nạn nhân gửi tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt.

Gửi link để thanh toán trực tuyến. Yêu cầu nạn nhân gửi tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền.

Đối tượng lừa đảo sẽ chuyển một khoản tiền vào tài khoản nạn nhân. Sau một thời gian, đối tượng gọi điện yêu cầu trả tiền như một khoản vay và đóng lãi.

Cung cấp khoản vay tiền với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, yêu cầu nạn nhân đóng phí làm thủ tục vay rồi chiếm đoạt.

17. Giả danh cán bộ xử lý vi phạm giao thông

Thông báo nạn nhân từ vi phạm lỗi giao thông và liên quan đến đường dây tội phạm, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra.

Gọi điện thoại khủng bố, đòi nợ người vay và cả bạn bè, người thân của nạn nhân.

Lập Facebook, Zalo... rồi sử dụng uy tín của lãnh đạo của nạn nhân, nhắn tin cho cấp dưới để vay tiền.

20. Giả danh nhân viên viễn thông

Đối tượng giả danh nhân viên tổng đài các doanh nghiệp viễn thông, yêu cầu khách hàng đóng cước với số tiền lớn hoặc hù dọa, gây hoang mang cho khách hàng.

Cuộc gọi lừa đảo thông báo khóa thuê bao điện thoại không phải là chiêu trò mới nhưng tái diễn ở thời điểm này, giữa lúc thuê bao điện thoại di động cần cập nhật, chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước.

người dùng sẽ nhận được một cuộc gọi thông báo họ sắp bị khóa thuê bao và yêu cầu thực hiện theo các bước. Lúc này, các đối tượng lừa đảo tự nhận là nhân viên nhà mạng, yêu cầu người dùng cung cấp số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để kiểm tra trên hệ thống thuê bao đã đăng ký thông tin chính chủ hay chưa.

Nếu người dùng từ chối cung cấp, các đối tượng đưa ra nhiều lời đe dọa sẽ khóa thuê bao di động và yêu cầu người dùng làm theo hướng dẫn. Nếu thực hiện theo sẽ có nguy cơ mất quyền kiểm soát SIM điện thoại và kẻ xấu sẽ tiến hành chiếm đoạt các tài khoản khác như mã OTP ngân hàng, tài khoản mạng xã hội...

Cần làm gì để không bị mất tiền oan?

Với những hình thức lừa đảo như trên, để tránh bị lừa đảo, mất tiền oan, người dân cần cảnh giác: không chuyển tiền cho bất cứ ai khi chưa biết rõ họ; Cơ quan nhà nước Không làm việc qua điện thoại; Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai; Gọi điện xã nhận khi có người nhắn tin vay, mượn tiền; Các cách kiếm tiền "việc nhẹ, lương cao" trên mạng đều là lừa đảo.

Ngoài ra, người dân, khách hàng cũng có thể liên hệ với công an nơi gần nhất để thông báo và nhờ trợ giúp xác minh thông tin, đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.