Cụ thể, các chính sách hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách, hộ nghèo bao gồm:

Chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, ngập lụt

Chính sách này được ban hành tại Quyết định 48/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung.

Theo đó, Ngân sách trung ương hỗ trợ từ 12 triệu đồng/hộ đến 16 triệu đồng/hộ tùy theo đơn vị hành chính mà hộ đang cư trú; ngoài ra, các hộ còn được vay mức tối đa 15 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi 3%/năm.

Chương trình này được triển khai từ năm 2014-2021.

Năm 2022, Bộ Xây dựng đã có Tờ trình kèm theo dự thảo Quyết định hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, ngập lụt theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn

Ngày 10/8/2015, Thủ tướng ban hành Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015; không có sự hỗ trợ trực tiếp mà hộ gia đình chỉ được vay mức tối đa là 25 triệu đồng/hộ với lãi suất ưu đãi là 3%/năm nên nhiều hộ gia đình không cân đối được nguồn vốn để tham gia xây dựng nhà ở bảo đảm quy định đề ra của chương trình này.

Chương trình được thực hiện từ 2015-2020.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang phối hợp cùng các bộ, ngành nghiên cứu dự thảo Quyết định hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo từ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát để trình Thủ tướng ban hành.

Tổng hợp chính sách hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách, hộ nghèo (Hình từ internet)

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại Dự án thành phần 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách trung ương là 40 triệu đồng/hộ xây mới, 20 triệu đồng đối với hộ sửa chữa nhà ở, ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 10% so với mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

Ngoài ra, hộ gia đình còn được vay vốn ưu đãi về lãi suất để làm nhà ở từ Ngân hàng Chính sách xã hội với mức tối đa là 40 triệu đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2021-2025.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời cử tri TP. Hải Phòng như sau:

Căn cứ Luật BHYT và Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, đã có nhiều chính sách hỗ trợ đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, nhất là khu vực nông thôn, vùng khó khăn, cụ thể:

- Các đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp:

Đối tượng là người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT.

Đối tượng là người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều (trừ đối tượng là người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về BHYT quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn) được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT.

Đối tượng là người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT.

Ngoài ra, căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng nêu trên cao hơn mức hỗ trợ do Chính phủ quy định.

- Các đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình còn lại (ngoài các đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp nêu trên) được hỗ trợ thông qua việc giảm mức đóng BHYT, cụ thể: Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu BHYT

Hiện nay, việc quy định tỷ lệ % mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình... được quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 9 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể:

Chi phí thu BHXH tự nguyện, thu BHYT của người tham gia theo hộ gia đình, của học sinh, sinh viên (gồm: Chi đào tạo, tập huấn, thù lao cho đại lý thu). Mức chi bằng 7% so tiền đóng của người tham gia, trừ số thu do ngân sách Nhà nước, tổ chức, cá nhân hỗ trợ. Mức chi cụ thể đối với từng nhóm đối tượng tham gia và của từng tỉnh, thành phố do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương; trong đó, mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu bằng 75% mức chi do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định.

Thực hiện quy định tại Khoản 1, Điều 11 Luật BHXH (sửa đổi) và Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2019 kèm theo Văn bản số 430/VPCP-TH ngày 20/2/2019 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 92/TTr-BTC ngày 28/6/2019 trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó sửa đổi theo hướng tăng mức chi phí thu và tập trung tăng mức chi thù lao đại lý thu đối với đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, nâng mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu BHXH tự nguyện để đại lý thu thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng nhân viên đại lý, tổ chức hội nghị khách hàng... nhằm mục tiêu tăng tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện.

Mức chi thù lao cho đại lý thu cụ thể đối với từng nhóm đối tượng tham gia (đối tượng tham gia lần đầu, đối tượng tiếp tục tham gia) và của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

Đối với mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu BHYT, giữ nguyên tỷ lệ 7% đã được quy định tại Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ do tỷ lệ bao phủ BHYT đã đạt chỉ tiêu đề ra, mức tỷ lệ này bảo đảm đủ chi phí để tiếp tục tập trung tuyên truyền, vận động đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình.

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời cử tri tỉnh Bình Thuận như sau:

Từ trước tới nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về nhà ở, đặc biệt là hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo có nhà ở an toàn, ổn định hơn trong cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về an sinh xã hội.

Trong giai đoạn 2015-2020, các hộ gia đình nghèo có khó khăn về nhà ở đã được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi (được vay tối đa 25 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất vay 3%/năm; thời hạn vay là 15 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm) theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ với kết quả đạt trên 117.000 hộ.

Tuy nhiên, do giá cả và chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng ngày càng tăng so với trước đây, dẫn đến chi phí làm nhà lớn, thường xuyên vượt quá khả năng chi trả của người dân nghèo dù được Nhà nước hỗ trợ.

Để giải quyết thực trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.

Theo đó, định mức vốn để hỗ trợ cho các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở 95 triệu đồng/hộ (trong đó vốn từ ngân sách Trung ương là 40 triệu đồng; vốn từ ngân sách địa phương tối thiểu là 4 triệu đồng; vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội là 40 triệu đồng với lãi suất ưu đãi 3%/năm, trong thời gian 15 năm, thời gian ân hạn gốc là 5 năm; vốn từ gia đình, dòng họ và cộng đồng tối thiểu là 11 triệu đồng/hộ) để có thể xây dựng được một căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương bảo đảm 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng).

Ngoài ra, ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, theo đó Dự án 5: "Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo" thuộc chương trình có nội dung hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở hiện có bảo đảm diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2, "3 cứng" (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên. Định mức hỗ trợ: Nhà xây mới 40 triệu đồng/hộ; sửa chữa nhà 20 triệu đồng/hộ từ vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương.

Bên cạnh đó, hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Văn bản số 8993/VPCP-CN ngày 9/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về tổng kết chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu, xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021-2025 theo hướng:

(i) Có sự hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Trung ương; (ii) tăng mức vay ưu đãi hỗ trợ nhà ở; đồng thời đề nghị các địa phương hỗ trợ thêm từ các nguồn xã hội hóa và lồng ghép việc hỗ trợ với nguồn vốn từ Quỹ "Vì người nghèo" do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quản lý.

Hiện dự thảo Quyết định đang được gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành địa phương tại Văn bản số 607/BXD-QLN ngày 1/3/2022 và Văn bản số 3313/BXD-QLN ngày 17/8/2022, đồng thời được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ nhằm lấy ý kiến góp ý rộng rãi của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Bộ Xây dựng sẽ tổng hợp, hoàn thiện dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trong thời gian tới.

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.