Tòa soạn: Số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

địa phương cán mốc doanh thu cao nhất

Sau thời gian “ì ạch,” tổng thu du lịch Việt đã dần có tín hiệu tích cực. Hai quý đầu năm doanh thu từ ngành công nghiệp không khói ước đạt 436.500 tỷ đồng (tăng 1,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái).

Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu doanh thu cả nước 6 tháng đầu năm với 92,6 nghìn tỷ đồng (tăng gần 15% so với cùng kỳ 2023). Số khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,7 triệu lượt (tăng 38% so với cùng kỳ 2023); khách nội địa đạt hơn 17 triệu lượt (tăng 4,4% so với cùng kỳ 2023).

Thành quả này có được nhờ Sở Du lịch thành phố đã tích cực tổ chức, tham gia nhiều chương trình kích cầu, ra mắt 17 sản phẩm du lịch đường thủy và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá du lịch.

Thống kê cho thấy ngành du lịch Thủ đô đã bứt phá mạnh mẽ giữa cao điểm nắng nóng của mùa Hè năm nay, để đạt tổng thu du lịch 6 tháng đầu năm gần 55,4 nghìn tỷ đồng (tăng gần 23% so với cùng kỳ 2023); khách quốc tế đạt 3,14 triệu lượt (tăng gần 53% so với cùng kỳ năm ngoái); khách nội địa ước đạt hơn 10 triệu lượt.

Đón lượng khách quốc tế đông gần bằng Thành phố Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm với gần 2,4 triệu lượt (gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái), khách nội địa ước đạt 2,8 triệu lượt (tăng 40% so với cùng kỳ) đã mang về cho tỉnh Khánh Hòa doanh thu hơn 26 nghìn tỷ đồng (tăng 97% so với cùng kỳ 2023).

Xếp vị trí thứ tư là tỉnh Quảng Ninh với doanh thu đạt hơn 22,2 nghìn tỷ đồng (tăng 34% so với cùng kỳ 2023); tổng lượng khách đạt hơn 10,4 triệu lượt (tăng 18% so với cùng kỳ 2023), trong đó khách quốc tế đạt gần 2 triệu lượt.

Xếp vị trí thứ 5 trong top các địa phương có tổng doanh thu du lịch nhiều nhất cả nước 6 tháng qua là Thanh Hóa với hơn 19,8 nghìn tỷ đồng; tổng số khách ước đạt gần 10 triệu lượt (tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó khách quốc tế ước đạt hơn 261 nghìn lượt (tăng hơn 21% so với cùng kỳ). Địa phương này thời gian gần đây là “ngôi sao mới nổi” trong bảng “xếp hạng” điểm đến nội địa.

Các chuyên gia nhận định, nhiều địa phương trên cả nước đạt được kết quả tăng trưởng lạc quan trong 6 tháng đầu năm một phần nhờ chính sách thị thực thông thoáng đã thu hút khách quốc tế đến cùng các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch sôi động, liên tục của toàn ngành cũng như Chính phủ. Đây là tín hiệu phục hồi tích cực, cơ hội cho du lịch Việt đạt được dấu mốc như trước đại dịch trong năm nay và mục tiêu 25-28 triệu lượt khách quốc tế trong 2025./.

Chỉ số Phát triển du lịch giảm 7 bậc so với năm trước mặc dù toàn ngành đã và đang nỗ lực phục hồi hậu đại dịch. Như vậy, những nỗ lực vẫn là đủ, du lịch Việt cần quyết liệt và mạnh mẽ hơn.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 6/2022 đạt trên 1 tỷ USD, tương đương so với tháng 5/2022 và tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, quý II/2022, xuất khẩu thuỷ sản của cả nước đã ghi nhận doanh số trên 3,2 tỷ USD, cao hơn gần 36% so với 2,4 tỷ USD cùng kỳ năm 2021. Với kết quả trên, hết nửa đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ước đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với nửa đầu năm 2021. Về các mặt hàng xuất khẩu thủy sản, tôm và cá tra là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tới hơn 66% tỷ trọng.

Tôm và cá tra chiếm 66% tỷ trọng XK thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm

Tôm:  xuất khẩu tôm trong tháng 6/2022 chỉ duy trì mức tăng trưởng khiêm tốn 7% đạt 450 triệu USD. Luỹ kế nửa đầu năm 2022, xuất khẩu tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ và chiếm 40% tổng xuất khẩu thuỷ sản. Lạm phát giá và thiếu nguyên liệu là một bài toán khó cho doanh nghiệp tôm trong giai đoạn hiện nay. Tôm chân trắng tươi/đông lạnh size nhỏ vẫn được ưa chuộng trong giai đoạn khủng hoảng lạm phát này. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cũng chọn giải pháp tăng tỷ lệ tôm chế biến giá trị gia tăng để xuất khẩu sang những thị trường cao cấp như Nhật Bản, Mỹ, EU khắc phục bối cảnh nguyên liệu khan hiếm. xuất khẩu tôm chân trắng chế biến nửa đầu năm tăng 17%, trong khi xuất khẩu tôm tươi/đông lạnh tăng 21%. Đáng lưu ý là xuất khẩu tôm hùm tăng trưởng kỷ lục với gần 130 triệu USD trong nửa đầu năm, tăng gấp 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Dù lạm phát nhưng xuất khẩu tôm sú nửa đầu năm vẫn tăng 20% đạt hơn 300 triệu USD.

Cá tra: Lạm phát và chiến sự Nga - Ukraine lại là cơ hội cho cá tra trong năm 2022. Thiếu cá thịt trắng, nhất là cá tuyết tại các thị trường EU, Mỹ, Anh do lệnh trừng phạt với Nga, nhiều nhà hàng ở các thị trường này đã phải bỏ cá tuyết ra khỏi thực đơn. Cá tra có cơ hội giành thị phần tại những thị trường này. Xuất khẩu cá tra sang Anh nửa đầu năm nay tăng đột phá gấp 6 lần cùng kỳ, xuất khẩu sang Tây Ban Nha tăng gấp gần 3 lần, sang Pháp, Hà Lan, Đức, Bỉ đều tăng 45-90%. Nửa đầu năm nay, xuất khẩu cá tra của cả nước đạt trên 1,4 tỷ USD, tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 1/4 doanh số xuất khẩu thuỷ sản.

Cá ngừ: tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đạt 553 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ, trong đó, hơn một nửa xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đây là thị trường có sức tiêu thụ lớn, tăng trưởng cao.

Mực, bạch tuộc: trong 6 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 344 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó xuất khẩu mực đạt 197 triệu USD, tăng 45%; bạch tuộc đạt 147 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua ghẹ và các loại cá khác 6 tháng đầu năm nay đều đạt tăng trưởng 11-54% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2022 (triệu USD)

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)

Triển vọng xuất khẩu thủy sản 6 tháng cuối năm 2022

Mặc dù cả tôm và cá tra đã có nửa đầu năm 2022 tăng trưởng mạnh nhưng triển vọng 6 tháng cuối năm nay của hai mặt hàng này lại trái ngược nhau.

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương nhận định trong thời gian tới, xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục tăng trưởng. Với thị trường Mỹ, các nhà nhập khẩu nước này tăng cường việc nhập khẩu cá tra khi mức tồn kho cá tra ở mức rất thấp sau hai năm dịch bệnh. Bên cạnh đó, diện tích nuôi cá da trơn tại Mỹ giảm trong 3 năm liên tiếp, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp cá da trơn.

Hơn nữa, giá cá tra cạnh tranh có thể là một lựa chọn trong tình trạng lạm phát liên tục lập kỷ lục và có thể bù đắp khoảng trống ở một số phân khúc với sản phẩm cá thịt trắng (cá tuyết, cá minh thái) bị thiếu hụt nguồn cung từ Nga. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu cá tra của Trung Quốc vẫn ở mức cao.

Tuy nhiên, xuất khẩu tôm có thể gặp khó khăn khi tình hình lạm phát kỷ lục tại hầu hết các thị trường lớn trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ tôm trong các tháng cuối năm.

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp hơn mọi năm. Thời tiết mưa khá nhiều khiến bà con phải thu hoạch tôm sớm và cũng hạn chế thả giống sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn cung tôm nguyên liệu. Nnhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ cũng đã có dấu hiệu chậm lại trong một vài tháng tới, trước khi phục hồi từ tháng 9, khi các nhà nhập khẩu đẩy mạnh chuẩn bị nguồn hàng cho kỳ nghỉ lễ cuối năm.

Trên thực tế nhập khẩu tôm của Mỹ bắt đầu giảm trong tháng 4 khi nguồn hàng từ các nước như Ecuador, Ấn Đô, Indonesia tràn vào quá nhiều. Theo dữ liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, nhập khẩu tôm nước này trong tháng 4 đạt 66.761 tấn, trị giá 651 triệu USD, giảm 13% về lượng và giảm 11% về giá trị so với tháng 3. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường tôm đã bắt đầu chững lại sau khoảng thời gian bùng nổ những tháng đầu năm. Hiện tại, Mỹ là thị trường đơn lẻ tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng khoảng 16%. Còn tại Mỹ, thị phần của Việt Nam xếp thứ 4. Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đang phải đối diện với tình trạng chi phí tăng cao, nhất là đối với chi phí logistics khi xuất khẩu sang Mỹ.

Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến thương mại - VIOIT