Công nghệ mía đường, xi măng lò đứng nhập của Trung Quốc là một ví dụ khiến Việt Nam phải trả giá đắt.” Đó là nhận định của nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ) Lương Văn Tự tại diễn đàn “Sản xuất và Công nghiệp Việt Nam (VN) 2016”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN phối hợp Bộ Công Thương, Bộ KH&ĐT tổ chức ngày 21/4.

Đến cái ốc vít cũng chưa làm được

Còn nhớ tháng 9/2014, trong buổi Samsung công bố các điều kiện để các DN VN trở thành nhà cung ứng linh kiện cho tập đoàn này, GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Các DN đầu tư nước ngoài, đã có phát ngôn đáng chú ý: “Trong 93 nhà cung cấp cho Samsung, VN chỉ có bảy DN, chủ yếu cung ứng được các sản phẩm bao bì, còn cái ốc hay con vít chưa làm được. Trong khi Thái Lan tập trung mạnh vào công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, Malaysia tập trung vào điện, điện tử”.

Muốn trở thành nước công nghiệp phát triển, VN cần phải có thời gian, không thể muốn là được. Bởi VN là nước nông nghiệp, tư tưởng tiểu nông, làng xã vẫn tồn tại trong cách nghĩ, cách làm.

Ông LƯƠNG VĂN TỰ,                                                     nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ)

DollarDollar là tên gọi phổ biến nhất của các đồng tiền trên thế giới, được sử dụng ở nhiều nước như Mỹ, Australia, Canada, Fiji, New Zealand, Singapore...

Theo OxfordWords, từ “joachimsthal” trong ngôn ngữ Hạ Đức (Low German) có nghĩa là Thung lũng Joachim’s, một nơi từng là địa điểm khai mỏ bạc. Những đồng tiền xu được dập từ mỏ bạc này được gọi là “joachimsthaler”, sau đó được gọi ngắn gọn hơn là “thaler”, rồi cuối cùng đọc chệch thành “dollar”.

PesoTrong tiếng Tây Ban Nha, “peso” có nghĩa là “trọng lượng”.

LiraTên gọi đơn vị tiền tệ “lira” của Italy và Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát từ “libra”, một từ Latin có nghĩa là “pound” - một đơn vị đo lường trọng lượng.

MarkĐồng mark của Đức và đồng markka của Phần Lan trước kia có tên gọi xuất phát từ đơn vị đo lường trọng lượng. Hiện nay, cả hai quốc gia này đều sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro.

RialTừ Latin “regalis”, có nghĩa “hoàng gia”, là nguồn gốc tên gọi đơn vị tiền tệ “rial” của Oman và Iran.Tương tự, Qatar, Saudi Arabia, Yemen cũng đều sử dụng đơn vị tiền tệ là “riyal”. Trước khi dùng đồng euro, Tây Ban Nha cũng sử dụng đồng “reals”.

RandGiống như đồng dollar, tên gọi đồng “rand” của Nam Phi đến từ tên bằng tiếng Hà Lan của thành phố Nam Phi Witwatersrand - một nơi có nhiều vàng.

Nhân dân tệ (Yuan) Trung Quốc, Yên Nhật, và Won Hàn Quốc Chữ "圓” trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “tròn” hoặc “đồng xu hình tròn”. Chữ này là từ xuất phát tên gọi của Nhân dân tệ (Yuan), Yên, và Won.

CownNhiều nước vùng Scandinavia sử dụng đồng tiền có tên gọi xuất phát từ “corona”, một từ trong tiếng Latin có nghĩa là “vương miện”.Tên gọi đồng krona của Thụy Điển, krone của Nauy, krone của Đan Mạch, krona của Iceland, và kroon của Estonia (hiện nay đã bị thay thế bằng euro), và koruna của Cộng hòa Czech đều xuất phát từ cùng gốc Latin này.

DinarCác nước Jordan, Algeria, Serbia, và Kuwait đều gọi đồng tiền của mình là “dinar”. Tên gọi này đến từ một từ Latin là “denarius” - tên gọi một loại tiền xu bằng bạc sử dụng dưới thời đến chế La Mã cổ đại.

RupeeTừ “rupya” trong tiếng Sankrit của Ấn Độ có nghĩa là bạc đúc. Từ này là từ gốc cho tên gọi đơn vị tiền tệ rupee của Ấn Độ và Pakistan, cũng như rupiah của Indonesia.

Bảng AnhTên gọi pound (bảng Anh) có nguồn gốc từ một từ Latin “poundus” có nghĩa là “trọng lượng”. Các nước Ai Cập, Lebanon, Nam Sudan, Sudan và Syria cũng gọi đồng tiền của mình là pound.

RubleTên đơn vị tiền tệ ruble của Nga và Belarus được đặt theo một đơn vị đo lường trọng lượng dành cho bạc.

Zloty“Zloty” là từ tiếng Ba Lan dùng để chỉ những thứ làm bằng vàng.

ForintĐồng forint của Hungary có tên gọi xuất phát từ “fiorino”, một từ tiếng Italy chỉ một loại tiền xu bằng vàng của vùng Florence. Đồng xu vàng này có dập hình một bông hoa, mà bông hoa theo tiếng Italy là “fiore”.

RinggitVào thời những đồng xu còn được làm bằng kim loại quý, kẻ gian thường gọt một phần nhỏ của nhiều đồng xu, rồi gộp phần kim loại thu được để làm đồng xu mới.Để chống lại tình trạng này, các quốc gia bắt đầu dập đồng xu có cạnh răng cưa. Trong tiếng Malaysia, từ “ringgit” có nghĩa là răng cưa, đồng thời cũng là tên gọi đơn vị tiền tệ của nước này.

Các sàn việc làm, hoạt động kết nối tuyển dụng diễn ra thường xuyên nhưng việc tuyển lao động vẫn gặp khó - Ảnh: VŨ THỦY

Trái với ái ngại của chủ trọ lẫn người xung quanh, họ vẫn "bình chân như vại". Ngay cả khi công ty cũ mời gọi công nhân cũ đi làm lại họ chẳng mấy mặn mà. Hai vợ chồng làm công nhân ở công ty trước đó hơn 15 năm, mức lương trên chục triệu mỗi tháng.

Công ty cắt giảm, bị nghỉ việc và họ lãnh trợ cấp thất nghiệp trên 6 triệu đồng/tháng/người. Cả hai đã lãnh hơn 10 tháng qua và đang chờ đủ 12 tháng nghỉ việc để thỏa điều kiện làm thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội một lần.

"Đi làm ở công ty mới lương cũng không cao, thậm chí còn thấp hơn khoản trợ cấp thất nghiệp nên tụi tui chỉ làm thời vụ cho mấy xưởng nhỏ" - chị Mỹ cho biết.

Tình huống như hai vợ chồng chị Mỹ cũng phần nào lý giải tình trạng tuyển dụng khó khăn, không tìm ra người lao động của nhiều doanh nghiệp hiện tại.

Tại họp báo 6 tháng đầu năm 2024 của Ban Quản lý khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA), bà Nguyễn Thị Hồng Liên - trưởng Phòng quản lý lao động - nói đây cũng là lý do khiến hoạt động kết nối việc làm của các đơn vị không hiệu quả.

6 tháng đầu năm 2024, các khu chế xuất, khu công nghiệp không có trường hợp cho giảm nhiều lao động vì thiếu đơn hàng như năm trước. Hiện tình hình của các doanh nghiệp may mặc, da giày đã khởi sắc, ổn định đơn hàng và có nhu cầu tuyển dụng để bù đắp số lao động đã giảm thời gian qua.

Trong một khảo sát, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 7.400 người thì may mặc cần đến 3.400 người, quy mô tuyển từ 50 đến vài trăm lao động.

"Việc tuyển dụng khá khó, lao động vừa thừa lại vừa thiếu. Có những doanh nghiệp phải cắt giảm do chấm dứt hoạt động nhưng cũng có doanh nghiệp đang cần mà không tuyển được" - bà Liên chia sẻ.

Ban quản lý đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM) cùng Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên (Thành Đoàn TP.HCM) kết nối người lao động bị cắt giảm, nghỉ việc với các doanh nghiệp đang cần tuyển.

Tuy nhiên đa phần người lao động nghỉ việc lại không có nhu cầu tìm việc ngay. Họ muốn thêm thời gian nghỉ ngơi, làm thời vụ để lãnh bảo hiểm thất nghiệp hoặc chờ lãnh bảo hiểm xã hội một lần.

Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI có quy trình tuyển dụng tuân thủ quy định thì phần lớn không tiếp nhận lao động thời vụ. Bên cạnh đó, người lao động hiện nay cũng có thêm nhiều lựa chọn khác, trong đó có khả năng quay về quê làm việc ở các khu công nghiệp gần nhà.

Chưa kể nhiều người chuyển sang làm công việc tự do, không gò bó thời gian như tài xế công nghệ… "Các hoạt động kết nối thường chỉ làm vào thời điểm tập trung đông người lao động. Còn nếu một năm sau đó thì cũng không thể tiếp xúc với họ được nữa" - bà Hồng Liên cho biết.