Từ năm 2021, khi đại dịch Covid 19 ập tới, chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc “giải cứu nông sản” diễn ra. Chuỗi cung ứng trì trệ, xuất khẩu
Thực trạng ngành nông sản hiện nay
Dịch Covid 19 đã không còn hoành hành kể từ đầu năm nay. Chuỗi cung ứng cũng đã dần khôi phục lại và ổn định, phục vụ cho việc sản xuất nông sản thuận lợi hơn. Thực trạng ngành nông sản hiện nay có dấu hiệu khởi sắc.
Theo báo VN Economy, trong Quý 1/2022, sản xuất nông nghiệp có những diễn biến trái chiều trong các nhóm ngành.
Tuy nhiên thì về kết quả chung, toàn ngành vẫn tăng trưởng 2,45% so với cùng kỳ.
Những khó khăn trong thực trạng ngành nông sản Việt Nam hiện nay
Đối với tình hình sản xuất trong nước, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối tháng 3/2022, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch 785 nghìn ha lúa đông xuân, chiếm 52,1% diện tích gieo cấy và bằng 114,8% cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, do năng suất giảm bình quân 0,5 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước (ước tính chỉ đạt 71,8 tạ/ha), nên sản lượng lúa giảm 165,2 nghìn tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Về trồng trọng, hầu hết sản lượng cây ăn quả tăng so với cùng kỳ năm trước: Chuối đạt 654,3 nghìn tấn (tăng 3,3%); cam đạt 263 nghìn tấn (tăng 2,1%); dứa đạt 211,2 nghìn tấn (tăng 3,4%); xoài đạt 180,9 nghìn tấn (tăng 2,4%); bưởi đạt 158,2 nghìn tấn (tăng 3,2%); riêng sản lượng thanh long đạt 349,7 nghìn tấn, giảm 3,2% do gặp khó khăn trong xuất khẩu.
Khai thác hải sản gặp khó khăn vì chi phí cao
Cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã kéo theo giá xăng dầu tăng trên toàn thế giới. Hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản khôi phục mạnh mẽ, giá cá tra tăng cao lên mức kỷ lục sau hơn hai năm liên tiếp ở mức thấp, giá tôm cũng có xu hướng tăng, tuy nhiên sản lượng khai thác thủy sản giảm do giá xăng dầu tăng cao, nhiều tàu cá nằm bờ.
Đối với lĩnh vực khai thác hải sản, do giá xăng dầu tăng cao làm tăng chi phí đầu vào trong khi giá hải sản có chiều hướng giảm nên ngư dân hạn chế ra khơi, nhiều tàu thuyền phải nằm bờ.
Vì vậy, sản lượng thủy sản khai thác tháng 3/2022 ước tính đạt 326,4 nghìn tấn, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình xuất khẩu nông sản đầu năm 2022
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong quý I đầu năm ước tính đạt 12,8 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Đến thời điểm này, toàn ngành nông nghiệp xuất siêu khoảng 3 tỷ USD, cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường xuất khẩu cho ngành nông sản Việt Nam
Thị trường của ngành nông sản Việt Nam vẫn rất ổn định và tăng trưởng tốt. Ba tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu tập trung tới các thị trường thuộc khu vực châu Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi.
Thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ đạt gần 3,5 tỷ USD (chiếm 27,1% thị phần). Đứng thứ hai thị trường Trung Quốc với trên 2,1 tỷ USD (chiếm 16,6% thị phần). Ở vị trí thứ ba là thị trường Nhật Bản, với giá trị xuất khẩu đạt gần 872 triệu USD (chiếm 6,8%), trong đó nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 44,3% giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản). Thị trường Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ tư, với giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 562 triệu USD (chiếm 4,4%) và nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 45,2% giá trị).
Mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng cao
Trong khi tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của ngành nông sản quý I/2022 có dấu hiệu khả quan so với quý I/2021 thì chiếm tỷ trọng nhiều nhất là nhóm:
Có 5 sản phẩm/ nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, gồm: Cà phê, gạo, nhóm rau quả, tôm, sản phẩm gỗ. Một số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn, cá tra, tôm, gỗ và các sản phẩm gỗ.
Sự hỗ trợ từ Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Bộ NN&PTNT cũng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, mở cửa thị trường. Chuẩn bị tổ chức đoàn giao thương, quảng bá chuỗi cung ứng trái cây, thủy sản tại Trung Quốc. Tập trung đàm phán, hoàn thiện các thủ tục (đánh giá rủi ro, kiểm tra…) để thúc đẩy xuất khẩu xoài, thịt gà sang Hàn Quốc; bưởi, chanh ta sang New Zealand; lông vũ, yến và sản phẩm từ yến, sữa và sản phẩm từ sữa sang Trung Quốc; mật ong sang EU; khảo sát vùng trồng bưởi, nhà máy chiếu xạ để thống nhất kế hoạch XK bưởi sang thị trường Mỹ…
Điểm qua tình hình nông sản chúng ta cũng hiểu rõ hơn về thực trạng nông sản hiện nay, những bước tiến bộ cũng như những khó khăn. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước dễ dàng hơn trong thủ tục, quảng bá để xuất khẩu ra nước ngoài. Innovative Hub hy vọng trong thời gian sắp tới, nông sản nước nhà có những biến chuyển nhanh chóng và gặt hái được nhiều doanh thu hơn nữa.
TÌM HIỂU THÊM: NÔNG SẢN TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: XU HƯỚNG VÀ THÁCH THỨC VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT
Ngành cơ khí Việt Nam đang gặp phải hiện trạng gì vào lúc này? Sự nghiệp đổi mới đất nước muốn đạt tới mục tiêu: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng – dân chủ – văn minh, vững bước tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội, yêu cầu cần thiết đặt ra là phải đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhằm tạo lập cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Do đó, cần phải có những đổi mới trong khoa học công nghệ.
Đặc biệt là lĩnh vực cơ khí chế tạo.
Cơ khí có vị trí rất quan trọng là cơ sở, động lực cho các ngành Công nghiệp khác phát triển. Ngành cơ khí có nhiệm vụ cung cấp toàn bộ những trang thiết bị cho các ngành Công nghiệp chế biến nông sản, giao thông vận tải và các trang thiết bị cho bảo vệ an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên thực trạng hiện nay sản phẩm của ngành Cơ khí có sức cạnh tranh thấp, đầu tư của các doanh nghiệp trong nước chắp vá, dàn trải, công nghệ sản xuất khép kín, lạc hậu, thiết bị chậm được đổi mới, hiệu quả chưa cao, thậm chí chưa đủ sức chiếm được thị phần ngay trong nước.
Tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều thiếu vốn; công nghệ, thiết bị chế tạo còn lạc hậu, sản xuất còn manh mún, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm công nghệ cao; vốn ít, việc tiếp cận vốn của ngân hàng với lãi suất thấp hết sức khó khăn.
Việc đầu tư của ngành cơ khí chế tạo những năm qua còn phân tán và chưa đồng bộ, chưa có một cơ sở chế tạo nào đủ mạnh làm đòn bẩy thúc đẩy toàn ngành. Việc phối hợp liên kết chưa thực hiện được cũng vì thiếu những chuyên ngành cơ khí cần thiết như các dự án sản xuất phôi thép rèn, đúc chất lượng cao, khối lượng lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến; thiếu các cơ sở có máy gia công chế tạo thiết bị lớn; thiếu nhân lực chất lượng cao cho ngành kể cả cán bộ hoạch định chính sách, quản lý, tư vấn, thiết kế, công nhân kỹ thuật có tay nghề…
Trước thực trạng đó sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm Cơ khí và “Từng bước đưa ngành Cơ khí thành ngành Công nghiệp mạnh”.
Nắm bắt được tình hình đó, Công ty TNHH Cơ khí Cầu Trục Thái Long luôn đẩy mạnh vấn đề chất lượng, cung cấp chế tạo sản xuất thiết bị cơ khí với công nghệ và dây truyền hiện đại, khoa học đáp ứng được nhu cầu và mục đích sử dụng. Thiết bị cầu trục, cổng trục hiện đại với sức nâng hàng khổng lồ.