Thực tập kế toán là một giai đoạn quan trọng trong quá trình học tập và phát triển sự nghiệp của sinh viên ngành kế toán. Đây là khoảng thời gian mà sinh viên có cơ hội áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn công việc tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính hoặc công ty kiểm toán. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thực tập kế toán là gì, những điều cần biết khi bắt đầu thực tập, mục tiêu và các lợi ích mà nó mang lại cho sinh viên. Khám phá ngay!
Cách để trở thành nhân viên kế toán từ thực tập sinh
Để trở thành nhân viên kế toán từ vị trí thực tập sinh, hãy bắt đầu từ việc tích lũy kinh nghiệm thực tế và nắm vững kiến thức cơ bản về kế toán. Thực hiện công việc thực tập một cách cẩn thận và chính xác, luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn và học hỏi từ các đồng nghiệp có kinh nghiệm.
Ngoài ra, phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, cũng như không ngừng nâng cao kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán và các công cụ tin học văn phòng. Quan trọng hơn hết là giữ thái độ tích cực, ham học hỏi và luôn sẵn sàng thích ứng với những thay đổi trong lĩnh vực kế toán để trở thành một nhân viên kế toán có năng lực và đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Vị trí việc làm được tìm kiếm phổ biến tại các khu vực tổng hợp sau đây: Việc Làm Bắc Giang – Việc Làm Phú Thọ – Việc Làm Quảng Bình – Việc Làm Quảng Trị, …
Yêu cầu cần có của một thực tập sinh kế toán
Yêu cầu cần có của một thực tập kế toán là gì? Yêu cầu đối với thực tập sinh kế toán có thể khác nhau tùy theo từng doanh nghiệp và vị trí thực tập cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung, một thực tập sinh kế toán cần đáp ứng những yêu cầu sau:
Để trở thành một thực tập sinh kế toán, bạn cần hiểu rõ các nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật kế toán cơ bản, bao gồm kế toán tổng hợp, kế toán thuế, kế toán lương, kế toán kho,… Đồng thời, nắm vững các quy định của pháp luật thuế liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, bạn cần thành thạo các phần mềm kế toán phổ biến như Misa, Fast Accounting, HASC,… Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft Office như Word, Excel, PowerPoint.
Để trở thành một thực tập sinh kế toán thành công, bạn cần có những kỹ năng sau:
Công việc kế toán đòi hỏi sự chính xác cao, do vậy bạn cần có thái độ làm việc cẩn thận, tỉ mỉ để tránh sai sót. Luôn hoàn thành tốt công việc được giao đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng. Bạn cũng cần có tinh thần cầu tiến, luôn cập nhật kiến thức mới về lĩnh vực kế toán. Giữ thái độ vui vẻ, nhiệt tình trong công việc, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp và trung thực trong công việc.
Cách viết báo cáo thực tập và nhật ký thực tập dành cho các sinh viên mong muốn đạt điểm cao! Xem thêm chi tiết mức lương kế toán tại đây.
Để trở thành một thực tập sinh kế toán thành công, bạn cần có những kỹ năng cần thiết
Cách viết CV xin thực tập kế toán
Để tạo ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng, ứng viên nên tập trung chọn lọc những thông tin quan trọng khi viết CV, bao gồm thông tin cá nhân, trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghiệp, các kỹ năng mềm, và các chứng chỉ liên quan (nếu có). Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tham khảo dưới đây:
Việc trình bày rõ ràng, ngắn gọn và sử dụng ảnh chân dung thật sẽ giúp CV của bạn thu hút nhà tuyển dụng và tạo được ấn tượng tích cực.
Chi tiết cách viết cv xin thực tập dành cho các bạn ứng viên mới.
Việc trình bày rõ ràng, ngắn gọn và sử dụng ảnh chân dung thật sẽ giúp CV của bạn thu hút nhà tuyển dụng và tạo được ấn tượng tích cực
Công việc của thực tập sinh kế toán
Công việc của thực tập sinh kế toán thường bao gồm nhiều nhiệm vụ đa dạng, tùy thuộc vào yêu cầu của công ty và mức độ kinh nghiệm của thực tập sinh. Dưới đây là một số công việc phổ biến mà thực tập sinh kế toán có thể đảm nhận:
Quyền lợi và đãi ngộ của thực tập sinh kế toán là gì?
Hiện nay, các doanh nghiệp tuyển thực tập sinh kế toán thường có các đại lợi sau đây:
Tìm việc thực tập sinh kế toán ở đâu?
Hiện nay có nhiều cách thức và kênh tuyển dụng giúp các bạn ứng viên thực tập kế toán có thể tìm kiếm và tiếp cận với các thông tin tuyển dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh việc tỉnh táo trước các thông tin tuyển dụng việc làm, sinh viên cần lựa chọn cho mình một địa chỉ thực sự đáng tin cậy để tìm kiếm các thông tin tuyển dụng chất lượng. Hiện nay, Vietnamworks là nền tảng tìm kiếm việc làm uy tín hàng đầu thị trường Việt Nam được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Các ứng viên chỉ cần truy cập vào website Vietnamworks là có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng các vị trí thực tập kế toán uy tín, hấp dẫn một cách nhanh chóng. Tại đây còn cung cấp rất nhiều thông tin tuyển dụng trên mọi lĩnh vực, ngành nghề đến từ các nhà tuyển dụng uy tín hàng đầu hiện nay. Tại đây, ứng viên có thể tìm kiếm các vị trí việc làm theo mức lương, ngành nghề, địa điểm,…nhanh chóng, tiện lợi.
Hy vọng rằng với những chia sẻ về “Thực tập kế toán là gì” từ HR Insider sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công việc, mục tiêu, yêu cầu của thực tập kế toán cũng như cách viết CV thực tập ghi điểm với nhà tuyển dụng. Đừng bỏ lỡ các cơ hội việc làm thực tập kế toán hấp dẫn tại Vietnamworks nhé!
Biết cách viết email xin thực tập sẽ giúp gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Tham khảo thêm các mẫu thư ứng tuyển thực tập.
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC
VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Trong thực tiễn, thuật ngữ “thương hiệu” chỉ được sử dụng nhiều trên báo chí, truyền thông,… còn trong các văn bản quy phạm pháp luật thì không thấy nhắc đến khái niệm về thương hiệu. Chính vì không có một định nghĩa rõ ràng nên mỗi người lại hiểu theo 1 cách khác nhau, và nhiều người vẫn lầm tưởng nó là cách gọi khác của nhãn hiệu nhưng sự thật không phải như vậy.
Định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ
A brand is a name, term, design, symbol, or any other feature that identifies one seller’s good or service as distinct from those of other sellers.
Một thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa / dịch vụ của những người bán khác nhau.
Có thể hiểu thương hiệu là cảm nhận tổng thể về chất lượng, môi trường, uy tín và giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp. Nó giúp tạo ra cảm xúc, sự liên tưởng trong mắt người tiêu dùng về doanh nghiệp và các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Về mặt nhận diện, thương hiệu là một cái tên hoặc một dấu hiệu (logo, nhãn hiệu) có thể nhận diện bằng mắt.
Nếu để phân loại thương hiệu, có thể chia thành 2 loại như sau:
Công ty Unilever (tập đoàn đa quốc gia chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng);
Tập đoàn Viettel (số 1 về viễn thông tại Việt Nam);
Tập đoàn Vingroup (tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam);
Bia Sài Gòn (công ty bia lâu đời và nổi tiếng tại Việt Nam);
Công ty Unilever có các thương hiệu sản phẩm nổi tiếng:
Tập đoàn VinGroup thì có hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như:
VinHomes (thương hiệu bất động sản cao cấp);
VinMart (hệ thống chuỗi siêu thị sạch & an toàn);
VinFast (thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam);
VinPearl (thương hiệu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí đẳng cấp 5 sao);
VinCom (hệ thống trung tâm thương mại);
VinMec (hệ thống bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế);
Nhìn chung, một thương hiệu tốt sẽ để lại ấn tượng tốt trong suy nghĩ của mọi người. Nó giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Một thương hiệu có thể được cấu thành từ một hỗn hợp các thành phần, bao gồm: logo, slogan, tên công ty, tên sản phẩm, màu sắc, thiết kế bao gói. Mỗi một thành phần này đóng góp cho cảm giác đó là thương hiệu của doanh nghiệp nhưng bản thân từng thành phần riêng lẻ không thể tạo nên thương hiệu.
Là phần không đọc được, chỉ có thể nhận diện bằng mắt. Biểu tượng mà các doanh nghiệp lựa chọn thường là hình ảnh đã được cách điệu, không màu mè, dễ nhớ và có ý nghĩa rõ ràng.
Một logo có thể chỉ bao gồm biểu tượng, nhưng cũng có thể bao gồm cả tên công ty. Doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ logo như một nhãn hiệu.
Là một câu nói ngắn gọn thể hiện khát vọng, tôn chỉ hoặc là sự khẳng định, cam kết của doanh nghiệp với người tiêu dùng.
3.2 Phần tên gọi (có thể đọc được)
Thường là tên thương mại hoặc tên viết tắt của doanh nghiệp.Phần tên gọi giúp khách hàng dễ dàng giới thiệu thương hiệu tới người khác.
3.3. Phần màu sắc & thiết kế bao gói
Cùng với logo, việc kết hợp các màu sắc hoặc sử dụng hình dáng thiết kế đặc biệt cũng giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu. Do đó, hầu như các doanh nghiệp đều tận dụng triệt để 2 yếu tố này.
Còn nhớ trong một cuộc khảo sát về sự yêu thích Coca Cola và Pepsi, có hơn 65% người tham gia nói rằng mình thích Coca-Cola hơn. Nhưng khi bị che mắt và cho uống thử 2 đồ uống này cùng lúc, kết quả là hơn một nửa thích vị Pepsi hơn vị của Coca-Cola. Vậy điều gì khiến người tiêu dùng quyết định lựa chọn Coca-Cola khi mà chính họ không thể nhận ra sự khác biệt giữa hai loại đồ uống này?
Rõ ràng, thương hiệu đã tác động rất lớn đến tâm lý và hành vi mua hàng. Khi người ta yêu thích, tin tưởng một nhãn hiệu sản phẩm nào đó thì khả năng họ sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu đó là rất cao. Đó là chưa kể đến thói quen và tâm lý ngại thay đổi.
Nếu như doanh nghiệp đã có 1 nhãn hiệu nổi tiếng thì việc tạo ra 2,3 hay nhiều nhãn hiệu nổi tiếng khác trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Không những thế, khả năng bán hàng cũng cao hơn. Chẳng hạn như Apple mỗi khi ra mắt iPhone mới thì có cả triệu khách hàng sẵn sàng bỏ tiền ra mua – mặc dù điện thoại cũ của họ vẫn đang dùng tốt.
Bởi vì thương hiệu là tài sản vô hình nên chúng ta cần xem xét những cái “vô hình” đó là gì?
Thị phần trong lĩnh vực kinh doanh;
Cảm nhận, niềm tin của mọi người về thương hiệu;
Khả năng tác động đến quyết định mua hàng;
Những thành tích, giải thưởng,…;
Những thứ “vô hình” trên cần rất nhiều thời gian xây dựng. Và là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố:
Marketing, truyền thông, quảng bá tốt;
Đó là kết quả các kinh nghiệm đã tích luỹ được của người tiêu dùng với một nhận thức về công ty, những con người của công ty và các sản phẩm của nó.
Đặc biệt, có 1 điểm chung ở các thương hiệu nổi tiếng – đó là khả năng nhận diện dễ dàng (dễ đọc hoặc dễ nhớ).
Khi khoảng cách về công nghệ sản xuất giữa các doanh nghiệp ngày càng được rút ngắn, rất khó để tạo ra sự khác biệt về chất lượng của sản phẩm. Thì cạnh tranh về chất lượng không còn là ưu tiên số một, thay vào đó là cạnh tranh về thương hiệu.
Để tồn tại được trong thương trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực tìm hiểu để bảo vệ, xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.
- Năm 1983: Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Khánh Hòa tiền thân là Trạm Đại học Tại chức Phú Khánh được thành lập.
- Năm 1987: Đổi tên thành Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng tại chức Phú Khánh
- Ngày 19/09/1992: UBND tỉnh Khánh Hòa ra Quyết định số 645/QĐ đổi tên thành "Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Khánh Hòa