Theo Quy hoạch, về phát triển hệ thống đô thị, các đô thị được định hướng phát triển bền vững dựa trên nền tảng di sản văn hóa, di sản thiên nhiên đã từng có vai trò trong lịch sử gắn liền với quá trình hình thành Cố đô Huế về địa thế, kiến trúc cảnh quan, sinh thái, môi trường, giao thương,… và cửa ngõ để xác định công tác bảo tồn của từng đô thị phù hợp với từng giai đoạn nhằm phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc Cố đô và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được UNESCO công nhận.
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Phấn đấu xây dựng đô thị Chân Mây** đạt tiêu chí đô thị loại III
(*) Đến năm 2025: Thành phố Huế hiện nay dự kiến tách thành 02 quận (quận Bắc sông Hương và quận Nam sông Hương); thành lập thị xã Phong Điền; sáp nhập huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông.
(**) Đến năm 2030: Nâng cấp thị xã Hương Thủy lên quận Hương Thủy; phấn đấu xây dựng đô thị Chân Mây thành đô thị loại III (phạm vi cụ thể của đô thị Chân Mây được xác định trong Quy hoạch chung đô thị và đề án phân loại đô thị).
Trong quá trình xây dựng phát triển đô thị, các đô thị đạt tiêu chí phân loại đô thị sớm hơn hoặc muộn hơn định hướng thì thực hiện thủ tục đánh giá, công nhận loại đô thị tại thời điểm đánh giá đạt các tiêu chí phân loại đô thị theo quy định của pháp luật. Đối với các đô thị dự kiến mở rộng, không gian đô thị sẽ được cụ thể hóa trong quy hoạch xây dựng hoặc sắp xếp đơn vị hành chính.
(Thanhuytphcm.vn) - Chiều 30/11, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM do Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp Sở Thông tin – Truyền thông TP, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) Lê Hồng Nga trao đổi một số thông tin về vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia trên địa bàn TP.
Theo đồng chí Lê Hồng Nga, lần gần nhất HCDC được nhận vaccine từ chương trình TCMR quốc gia vào đầu tháng 10/2023 với hai loại vaccine là VAT (uốn ván) và bại liệt dạng uống. Tuy nhiên tính đến hiện tại, trên địa bàn TP, hầu hết các loại vaccine trong chương trình TCMR đã hết.
Trong đó, vaccine uốn ván tiêm cho thai phụ dự kiến sẽ hết vào giữa tháng 12, vaccine viêm não Nhật Bản dự kiến sẽ hết vào tháng 1/2024. Nếu HCDC không nhận được nguồn cung ứng vaccine nào từ phía Bộ Y tế, vaccine TCMR của TP sẽ hết hoàn toàn trong thời gian tới.
Theo đồng chí Lê Hồng Nga, việc gián đoạn cung ứng vaccine kéo dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng. Đối với mỗi trẻ không được tiêm chủng đầy đủ sẽ gây nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nếu như cả một cộng đồng không được tiêm vaccine đầy đủ thì tỉ lệ bao phủ vaccine sẽ giảm xuống, dẫn đến nguy cơ bị mắc nhiều loại bệnh như: sởi, bạch hầu, ho gà… cũng có khả năng bùng phát nếu không có vaccine trong thời gian tới.
Đồng chí Lê Hồng Nga thông tin, tính đến nay, thống kê trên địa bàn TP ghi nhận có 2.871 trẻ (dưới 1 tuổi) chưa được tiêm đủ 3 mũi vaccine 5 trong 1; 3.362 trẻ chưa được tiêm mũi sởi thứ nhất. Đối với trẻ trên 1 tuổi, có 8.882 trẻ chưa được tiêm mũi sởi thứ 2; 18.084 trẻ chưa được tiêm mũi nhắc bạch hầu, uốn ván, ho gà vào thời điểm 18 tháng.
Đại diện HCDC cho biết, mỗi phường xã đều đã lập danh sách những trẻ chưa được tiêm vaccine để sẵn sàng mời trẻ đến tiêm khi nhận được vaccine từ chương trình TCMR quốc gia.
Liên quan đến ca ho gà đầu tiên trong năm 2023 được ghi nhận tại khu vực phía Bắc, đồng chí Lê Hồng Nga cho biết, đây là loại bệnh truyền nhiễm cần phải tiêm phòng. Lâu nay, đây là loại bệnh bắt buộc phải tiêm phòng trong chương trình TCMR. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay trong tình hình vaccine TCMR đang bị gián đoạn trong cung ứng thì những biện pháp dự phòng không dùng thuốc cần phải được thực hiện để bảo vệ trẻ trước bệnh ho gà.
Đồng chí Lê Hồng Nga khuyến cáo những người lớn có bất cứ triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính, cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với trẻ em. Cần rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ. Cần đảm bảo vệ sinh và giữ gìn không gian sạch sẽ, vệ sinh các đồ dùng. Với những biện pháp dự phòng không dùng thuốc này có thể dự phòng không chỉ bệnh ho gà mà các bệnh viêm đường hô hấp khác. Người lớn cũng cần được tiêm chủng đầy đủ để hạn chế lây bệnh cho trẻ em.
Đối với những trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ, HCDC khuyến cáo người nhà nên đưa trẻ đi tiêm ngay khi được trạm y tế mời tiêm. Nếu có điều kiện, nên đưa trẻ đi tiêm chủng dịch vụ.
Mở rộng không gian phát triển đô thị theo hướng Đông - Tây.
Trong đó, xây dựng khu vực phía Bắc sông Hương trở thành quận trung tâm văn hoá di sản thế giới.
Khu vực phía Nam sông Hương là quận trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại, tài chính, y tế, giáo dục.
Hương Thuỷ là quận gắn với khu công nghiệp và sân bay quốc tế Phú Bài trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, vận tải, logistics.
Phát triển đô thị Hương Trà gắn với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đô thị Chân Mây gắn với Khu kinh tế trở thành trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại.
Thị xã Phong Điền là trung tâm tổng hợp về công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch.
Mô hình đô thị di sản trung tâm hướng tới bảo tồn toàn vẹn các yếu tố cốt lõi của không gian di sản Cố đô Huế đồng thời mở ra các hướng phát triển mới, hình thành một tập hợp các đô thị chuyên đề có khả năng liên kết và sức cạnh tranh cao, với các không gian trung tâm có tính chất quy tụ, đa chiều, hướng biển, lấy đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Sông Hương và các chi lưu làm trục cảnh quan chủ đạo.
Tầm nhìn đến năm 2050: Thừa Thiên Huế - thành phố trực thuộc trung ương với mô hình đô thị trung tâm gồm 04 quận (quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy, quận Hương Trà); 01 thành phố (Chân Mây); các thị xã và các huyện.
Tập trung xây dựng thành phố Chân Mây trở thành đô thị thông minh, hiện đại theo mô hình thành phố trong thành phố gắn với khu kinh tế biển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội sau năm 2030.
Đến 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương với 09 đơn vị hành chính
Đến năm 2025, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương với 09 đơn vị hành chính gồm 02 quận (trong đó thành phố Huế chia thành quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương), 03 thị xã (thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và thành lập thị xã Phong Điền) và 04 huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới và dự kiến sáp nhập huyện Phú Lộc với huyện Nam Đông).
Trong đó thị xã Phong Điền, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà là các đô thị trực thuộc có vai trò để bảo tồn, hỗ trợ đô thị trung tâm, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận.
Đến năm 2030, thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương với 09 đơn vị hành chính gồm: 03 quận (quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy), 02 thị xã (Hương Trà, Phong Điền) và 04 huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới, huyện Phú Lộc - Nam Đông); đầu tư xây dựng đô thị Chân Mây (gồm Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và phần mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại III để phát triển kinh tế, bảo tồn, hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận.
Thừa Thiên Huế phát triển theo mô hình đô thị trung tâm và các đô thị động lực trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa đô thị - nông thôn - thiên nhiên, thúc đẩy liên kết vùng. Đẩy nhanh tốc độ và chất lượng đô thị hóa gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, phát triển các đô thị đồng bộ về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, kiến trúc, nhà ở, chất lượng sống của người dân.
Chú trọng phát triển các công trình, dự án xây dựng thấp tầng, thiết kế tự nhiên, thân thiện với môi trường.