Theo kinh Phật, Đức Thích Ca Mâu Ni là bậc thầy thấu rõ, giác ngộ chân lý vạn pháp, đem lại ánh sáng cho nhân gian. Ngài xuất thân từ hoàng tộc Gautama thuộc tiểu vương quốc Shakya nhưng lại lựa chọn con đường tìm chánh đạo, tu tập. Trải qua 6 năm, ngài đạt giác ngộ khi 35 tuổi và dành cả phần đời còn lại để giảng dạy giáo pháp cho chúng sinh. Ngài chính là người đặt nền tảng cho sự hình thành và lan tỏa của đạo lý Phật giáo ngày nay.
'Nam mô A Di Đà Phật' nghĩa là gì?
Theo lý giải trên Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, "Nam mô A Di Đà Phật" có nghĩa là “Kính lễ đấng giác ngộ vô lượng” hoặc “Quay về nương tựa đấng giác ngộ vô lượng”. Đây là câu niệm quen thuộc và thường dùng khi các Phật tử chào nhau.
A Di Đà là danh hiệu của vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Câu niệm "Nam mô A Di Đà Phật" có ý nghĩa quay về nương tựa đấng giác ngộ vô lượng.
Câu "Nam mô A Di Đà Phật!" thể hiện danh hiệu của Phật và đã trở thành câu niệm Phật quen thuộc, phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Phật tử xuất gia cũng như tại gia. Sự thông dụng của nó trong sinh hoạt hàng ngày phản ánh lòng tín niệm chân thành của Phật tử. Bốn chữ "A Di Đà Phật" cũng là câu chào lúc Phật tử gặp nhau.
Trong câu niệm "Nam mô A Di Đà Phật," có 6 ý nghĩa quan trọng:
Đức Phật A Di Đà. (Ảnh: Phatgiao.org.vn)
Khi niệm câu này, Phật tử thể hiện lòng thành kính tới Đức Phật, tin rằng ngài có thể cứu giúp và đem lại ánh sáng cho cuộc sống của họ.
Vậy "Nam mô A Di Đà Phật" là "kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng" hoặc cũng có nghĩa là "Con quay về nương tựa vào đấng Giác ngộ vô lượng".
Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật A Di Đà
Linh Hoạt Với Phương Thức Giao Hàng Tận Tay của cơ sở Điêu Khắc Huỳnh Bá Thơ
Cơ sở Điêu Khắc Huỳnh Bá Thơ Cam Kết Đúng Chất Lượng Đá Mỹ Nghệ
Bộ Phận Hỗ Trợ Khách Hàng 24/7 Hotline: 09455 666 44
Chúng Tôi Đồng Hành Cùng Bạn Tạo Ra Sản Phẩm Tốt Nhất
Hai câu "Nam mô A Di Đà Phật" hay "Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật" đều rất quen thuộc không chỉ với Phật tử. Tuy nhiên, nhiều người không biết ý nghĩa của câu niệm cũng như cách áp dụng của mỗi câu.
Để giải đáp thắc mắc này, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, cho biết câu niệm "Nam mô A Di Đà Phật" hay niệm "Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật" được áp dụng theo từng hoàn cảnh khác nhau.
Cộng đồng Phật giáo ở một số nước như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia không niệm "Nam mô A Di Đà Phật" mà chỉ niệm "Nam mô Bổn sư Thích Ca". Người dân những quốc gia này chỉ thờ Phật Thích Ca - vị Phật hiện diện trong lịch sử.
Người dân các nước theo Phật Giáo Đại thừa như ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên thờ nhiều vị Phật nên sẽ niệm cả "Nam mô A Di Đà", "Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật" và các Phật khác. Riêng Tây Tạng là nước theo Phật giáo Đại Thừa nhưng không niệm "Nam mô A Di Đà".
Thượng tọa Thích Nhật Từ cũng lý giải, tùy từng hoàn cảnh nà Phật tử áp dụng câu niệm khác nhau. Câu niệm "Nam mô Bổn sư Thích Ca" áp dụng với phần lớn các sự kiện. Ở trong các chùa, thông thường mọi người cũng niệm "Nam mô Bổn sư Thích Ca", nhưng khi gặp nhau, chào nhau sẽ niệm "Nam mô A Di Đà Phật".
Trong khi tụng kinh, người ta thường tụng về Phật Thích Ca và niệm câu "Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật", nhưng lời cuối cùng cầu chúc hòa bình thế giới, đất nước phát triển, mọi người cơm no áo ấm, hạnh phúc bình an thì lại niệm "Nam mô A Di Đà Phật". Đây là cách niệm kinh hài hòa giữa Đức Phật Thích Ca lịch sử và Phật A Di Đà được cho là đến từ hành tinh khác.
Khi nào niệm Nam mô A Di Đà Phật, khi nào niệm Nam mô Bổn sư Thích Ca?