Mua sắm thông qua ứng dụng của chúng tôi để được:
Quy trình thực hiện tác phẩm mộc mỹ nghệ
Để tạo nên những sản phẩm gỗ có giá trị, những người thợ phải tuân thủ quy trình thực hiện cơ bản sau:
Căn cứ vào nhu cầu khách hàng, các nghệ nhân sẽ đưa ra ý tưởng thiết kế phù hợp trên giấy. Từ những ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày đến các sản phẩm phục vụ cho các công trình đều được ứng dụng linh hoạt trên sản phẩm gỗ điêu khắc.
Xác định rõ nội dung của ý tưởng thiết kế là căn cứ quan trọng để chọn được loại gỗ cho phù hợp.
Các loại gỗ thường được sử dụng cho việc điêu khắc là: Chò, Mun, Hương, Sưa… Tùy vào ý tưởng sản phẩm, người thợ sẽ lựa chọn màu gỗ, loại gỗ và xẻ thành từng tấm gỗ nhỏ dày, mỏng khác nhau.
Ở bước này, người nghệ nhân phải tạo được hình thù cơ bản cho sản phẩm. Thông qua các loại máy móc hoặc thủ công, những phần dư thừa trên khúc gỗ sẽ được loại bỏ, hình thành các chi tiết cơ bản để tạo ra các đường nét, họa tiết theo ý tưởng đã thiết kế.
Để có thể điêu khắc hình dáng, kích thước của sản phẩm đúng theo thiết kế, người nghệ nhân cần lựa chọn dụng cụ thao tác phù hợp. Tùy theo yêu cầu thiết kế mà đục, dũa, hay bào… được chuẩn bị để sử dụng.
Ở bước này, những đường nét, họa tiết của sản phẩm đã bắt đầu thể hiện rõ trên gỗ. Chúng ta đã có thể thưởng thức phiên bản mộc thô của sản phẩm mỹ nghệ thủ công sơ khai.
Để tạo nên linh hồn cho tác phẩm, người nghệ nhân tiếp tục mài, dũa các đường nét chi tiết, gọt, nạo điều chỉnh kích thước và dùng giấy nhám mài, cọ tạo độ nhẵn, bóng cho bề mặt. Công đoạn này giúp cho sản phẩm tinh tế và mềm mại hơn.
Để tạo độ bóng và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, người thợ cần thực hiện thêm công đoạn làm mịn, đánh vecni, phủ sơn… Một sản phẩm mộc mỹ nghệ hoàn chỉnh sẽ có nét tinh xảo và hoàn hảo rõ ràng.
Trải qua quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, từ những khúc gỗ vô tri vô giác, các nghệ nhân đã dùng đôi bàn tay tài hoa của mình biến hình thành những tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống.
Thương hiệu mang nét đẹp văn hóa dân tộc
Theo đuổi một ngành nghề thủ công không chỉ đơn thuần là việc theo đuổi một môn nghệ thuật mà đó còn là ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc của dân tộc Việt đã được các nghệ nhân thổi hồn một cách rõ rệt trên từng sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ.
Trải qua bao biến động của lịch sử, nghề mộc mỹ nghệ vẫn luôn giữ được vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.
Đối với BLUSAIGON, những giá trị văn hóa các làng nghề thủ công vẫn luôn hiện hữu trong mọi sản phẩm kinh doanh. Tiếp nối thành công của những bút khảm trai, BLUSAIGON lại tiếp tục mang những tinh hoa của nghề mộc mỹ nghệ tô điểm trên các sản phẩm bút mộc.
Vẫn là những chi tiết bút cơ bản được nhập khẩu từ Đức nhưng khi kết hợp giữa kỹ thuật khảm trai truyền thống với mộc mỹ nghệ thủ công, BLUSAIGON lại bất ngờ tạo ra một chiếc áo mới từ gỗ quý khoác lên những chiếc bút quen thuộc. Có khi là một chiếc bút bi gỗ mun Lào mạ bạch kim, có khi lại một chiếc bút máy gỗ mun Lào mạ vàng 24K… Cho dù ở mẫu sản phẩm nào, dòng bút mộc của BLUSAIGON đều làm toát lên phong cách và đẳng cấp của người sử dụng.
Hộp đựng bút cũng là một phụ kiện quan trọng giúp nâng cao giá trị và ý nghĩa của những chiếc bút được tặng. Hiểu được điều đó, BLUSAIGON lại một lần nữa ứng dụng kỹ thuật mộc mỹ nghệ và sơn mài để tạo ra những chiếc hộp đựng bút vô cùng độc đáo.
Sự nâng niu từ miếng giấy gói quà, hộp đựng bút bên ngoài đến sự tinh xảo có chiếc bút bên trong làm cho món quà đến từ thương hiệu BLUSAIGON càng trở nên đặc biệt ý nghĩa. Một món quà hoàn hảo đến từng chi tiết giúp người tặng có thể trao gửi một cách trọn vẹn tấm lòng của mình đến người được tặng.
Trong khi chúng ta mải mê chạy theo những điều mới mẻ hiện đại, BLUSAIGON vẫn từng bước âm thầm trên hành trình khôi phục và gìn giữ những giá trị truyền thống dân tộc. Đó cũng chính bí quyết giúp thương hiệu BLUSAIGON thành công.
Với quan điểm lấy văn hóa quê hương làm trọng tâm sáng tạo kinh doanh, mỗi sản phẩm được BLUSAIGON tạo ra đều mang vẻ đẹp thuần Việt Nam.
Từ những sản phẩm được chế tác bởi đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân tại các làng nghề thủ công truyền thống, BLUSAIGON hy vọng có thể góp phần nào giữ gìn những nét đẹp văn hóa quê hương luôn trường tồn cùng năm tháng.
Hiện trạng nghề mộc mỹ nghệ ở Việt Nam
Khác với các làng nghề thủ công truyền thống có dấu hiệu mai một, nghề mộc mỹ nghệ lại phát triển hơn. Sự ra đời của máy móc, công nghệ đã giúp người nghệ nhân đỡ vất vả hơn trong quá trình tạo hình gỗ nhưng vẫn không thể nào thiếu được các ý tưởng sáng tạo.
Trên thị trường, các sản phẩm điêu khắc mộc vẫn luôn là mặt hàng có giá trị được nhiều người yêu thích. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại giúp các sản phẩm thủ công luôn đạt chuẩn yêu cầu của người sử dụng.
Những làng nghề mộc mỹ nghệ truyền thống còn tồn tại và phát triển ở Việt Nam hiện nay:
- Làng nghề Canh Nậu, Chàng Sơn ở Thạch Thất, Hà Nội
- Làng nghề La Xuyên, Ý Yên, Nam Định
- Làng nghề Kim Bồng ở Hội An, Quảng Nam