Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết ngày 27-1-1973 tại Paris (Pháp) mở ra bước ngoặt mới trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam; tạo thời cơ mới cho cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên giành những thắng lợi mới, mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tính chất mở đường của Hiệp định Paris được thể hiện rõ nét, sinh động kể từ thời điểm có hiệu lực thi hành cho đến ngày toàn thắng 30-4-1975.
Bãi bỏ một số quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
Nghị định số 70/2023/NĐ-CP cũng bãi bỏ một số quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế:
- Bãi cụm từ “Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế” và cụm từ “tiếp nhận báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài” tại điểm đ khoản 2 Điều 68 Nghị định 35.
- Bãi bỏ cụm từ “tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế về nhu cầu sử dụng người nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người Việt Nam chưa đáp ứng được” tại điểm c khoản 3 Điều 68 Nghị định 35.
Như vậy, từ ngày 18/9/2023, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế sẽ không thực hiện các thủ tục sau đây:
- Cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi Giấy phép lao động cũng như thủ tụcxác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế
- Tiếp nhận báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Cùng với đó, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế (dưới sự ủy quyền của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cũng không thực hiện tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.
Các thủ tục nói trên sẽ được trao lại cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài làm việc tiến hành.
Thực hiện nội dung Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam về việc phái cử và tiếp nhận người lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS), theo kế hoạch được thống nhất giữa hai Bộ, kỳ thi tiếng Hàn năm 2023 cho người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
Căn cứ quyết định số 237/QĐ-LĐTBXH ngày 07/3/2023 về việc tổ chức kỳ thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề Đợt 1 năm 2023 cho người lao động có nguyện vọng đi làm tại Hàn Quốc theo chương trình EPS trong ngành sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp.
Thực hiện Công văn số 150/TTLĐNN-TCLĐ ngày 08/3/2023 của Trung tâm lao động ngoài nước v/v hướng dẫn tổ chức đăng ký dự thi tiếng Hàn năm 2022 theo chương trình EPS năm 2023 và Công văn số 581/LĐTBXH-CSLĐ ngày 09 của Sở Lao động - TB&XH về việc thông báo tuyển chọn người lao động đi làm việc theo chương trình EPS năm 2023.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ninh xây dựng kế hoạch triển khai Tuyển chọn người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS năm 2023 trong ngành sản xuất chế tạo, xây dựng và ngư nghiệp năm 2023 như sau:
Vòng 1: Thi năng lực tiếng Hàn (EPS – TOPIK)
Vòng 2: Kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực.
Chỉ những người đạt yêu cầu qua Vòng 1 mới được tham dự Vòng 2. Người lao động đạt yêu cầu qua cả 2 vòng thi mới đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Thông tin cụ thể như sau:
1. Ngành nghề tuyển chọn: Sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp
2. Dự kiến số lượng người đạt yêu cầu:
Ngành sản xuất chế tạo: 6.344 người; ngành xây dựng: 901 người; ngành nông nghiệp: 841 người; ngành ngư nghiệp: 4.035 người.
+ Ngành sản xuất chế tạo: 26/06 ~ 30/06/2023;
+ Ngành xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp: 17/07 ~ 21/07/2023
+ Ngành sản xuất chế tạo: 10/07/2023;
+ Ngành xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp: 31/07/2023.
4. Phương thức, nội dung thi tuyển
Vòng 1: Thi tiếng Hàn trên máy tính theo hình thức trắc nghiệm, gồm 2 kỹ năng nghe hiểu và đọc hiểu, tổng số 40 câu hỏi, thời gian làm bài 50 phút, điểm số tối đa là 200 điểm.
- Phần thi đọc và thi nghe được tiến hành liên tục không có nghỉ giải lao.
- Các câu hỏi trong bài thi được dựa trên Giáo trình đào tạo dành cho kỳ thi tiếng Hàn (The Standard Textbook for EPS-TOPIK).
Dự kiến số lượng đỗ Vòng 1 bằng 110% số lượng chỉ tiêu tuyển chọn cuối cùng, xét theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp đối với những ứng viên đạt số điểm từ 55 điểm trở lên đối với ngành sản xuất chế tạo, từ 40 điểm trở lên đối với ngành xây dựng/nông nghiệp và từ 30 điểm trở lên đối với ngành ngư nghiệp.
Vòng 2: Kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực.
+ Kiểm tra tay nghề (bắt buộc): Kiểm tra thể lực, phỏng vấn, kỹ năng làm việc.
+ Đánh giá năng lực (không bắt buộc): Phỏng vấn, đánh giá thông tin theo hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá năng lực của người lao động.
Để tham gia đánh giá năng lực, người lao động cần có kinh nghiệm làm việc/tốt nghiệp các ngành liên quan đến lĩnh vực đã đăng ký/được cấp chứng chỉ đã hoàn thành chương trình đào tạo hoặc tập huấn ngắn hạn/có chứng chỉ nghề quốc gia và phải nộp hồ sơ đánh giá năng lực (theo mẫu tại website colab.gov.vn – Mục tải biểu mẫu) trong thời gian quy định.
Trường hợp đăng ký tham gia đánh giá năng lực nhưng cung cấp thông tin không chính xác hoặc làm giả, làm khống giấy tờ sẽ bị hủy bỏ kết quả thi và bị cấm tham gia các kỳ thi thuộc chương trình EPS trong vòng 4 năm.
Những người lao động đạt yêu cầu qua 2 vòng thi mới được làm hồ sơ dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc để giới thiệu với chủ sử dụng Hàn Quốc. Sau khi được chủ sử dụng Hàn Quốc lựa chọn ký hợp đồng, người lao động mới làm thủ tục đi làm việc tại Hàn Quốc.
Người lao động đăng ký tham gia Chương trình EPS năm 2023 phải có đủ các điều kiện sau:
- Từ 18 đến 39 tuổi (những người sinh trong khoảng thời gian từ ngày 16/03/1983 đến ngày 15/03/2005);
- Không có án tích theo quy định của pháp luật;
- Chưa từng bị trục xuất khỏi Hàn Quốc;
- Nếu đã từng cư trú tại Hàn Quốc (bao gồm cư trú hợp pháp và bất hợp pháp) theo visa E9 (lao động EPS) hoặc (và) visa E10 (thuyền viên tàu đánh cá) thì thời gian cư trú phải dưới 05 năm;
- Không bị cấm xuất cảnh Việt Nam;
- Không có thân nhân (bố, mẹ, con đẻ; anh, chị, em ruột; vợ hoặc chồng) đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc;
- Đủ sức khỏe đi làm việc tại Hàn Quốc theo quy định;
- Không bị mù màu, rối loạn sắc giác;
- Người lao động bị đứt, cụt ngón tay hoặc chấn thương, dị tật cột sống vẫn được đăng ký dự thi, tuy nhiên việc xét tuyển sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra tay nghề.
- Trường hợp người lao động đã đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS thì phải về nước đúng hạn hợp đồng, trong trường hợp từng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc thì đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách miễn xử phạt đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện trình diện để về nước.
2. Điều kiện bổ sung đối với từng ngành
Căn cứ vào ngành nghề đăng ký, người lao động đăng ký dự tuyển ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung tại mục 4.1 nêu trên, thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Ngành sản xuất chế tạo và xây dựng
- Người lao động đang đăng ký thường trú tại các địa phương không tạm dừng tuyển chọn theo Công văn số 819/LĐBTXH-QLLĐNN ngày 08/03/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Người lao động đã từng làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS trong ngành đăng ký và về nước đúng hạn hợp đồng (bao gồm trường hợp người lao động đăng ký thường trú tại các địa phương tạm dừng tuyển chọn năm 2023).
- Người lao động đăng ký thường trú tại 74 huyện nghèo và 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ (trừ các xã thuộc các huyện tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS năm 2023) và các huyện miền núi, vùng cao, hải đảo theo Công văn số 930/BNV-CQĐP ngày 08/03/2021 của Bộ nội vụ.
- Người lao động đã từng làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS trong ngành nông nghiệp về nước đúng hạn hợp đồng (bao gồm trường hợp người lao động đăng ký thường trú tại các địa phương tạm dừng tuyển chọn năm 2023, người lao động thường trú tại các địa phương không tuyển chọn ngành nông nghiệp nêu trên).
- Người lao động thường trú tại các huyện ven biển và hải đảo (bao gồm các các huyện tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS năm 2023), có kinh nghiệm đánh bắt hoặc nuôi trồng thủy hải sản trên biển, có sức khoẻ và chịu được sóng nước để làm việc trên tàu biển hoặc đã được đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đối với các nghành nghề liên quan đến ngư nghiệp.
- Người lao động đã từng làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS trong ngành ngư nghiệp về nước đúng hạn hợp đồng (bao gồm trường hợp người lao động đăng ký thường trú tại các địa phương tạm dừng tuyển chọn năm 2023, người lao động thường trú tại các địa phương không tuyển chọn ngành ngư nghiệp nêu trên).
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DỰ THI
1. Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi
- Tiếp nhận hồ sơ trong giờ hành chính từ ngày 20/3 đến ngày 24/3/2023 (05 ngày).
2. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi
Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ninh.
Địa chỉ: Khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh B, Phường Cao Xanh, TP Hạ Long,tỉnh Quảng Ninh.
Người lao động trực tiếp đến đăng ký tại địa điểm tiếp nhận đăng ký thi (không được đăng ký hộ).
4. Giấy tờ người lao động phải mang theo khi đăng ký:
Khi đến đăng ký, người lao động phải chuẩn bị và xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận đăng ký kiểm tra, đối chiếu:
- 02 ảnh chân dung kích thước 3.5 * 4.5 cm Chụp trong vòng 3 tháng, không có viền, ảnh sạch và rõ nét, không chỉnh sửa, sử dụng phông trắng, mặc áo tối màu (Người lao động có thể chụp trước hoặc chụp tại nơi đăng ký dự thi);
Lưu ý: Nếu ảnh của ứng viên không thể nhận diện được khi đối chiếu với ảnh trong hộ chiếu/chứng minh nhân dân(thẻ căn cước) thì sẽ KHÔNG được tham dự kỳ thi.
- Bản gốc Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu và 01 bản photo giấy chứng minh nhân dân (thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu) để dán vào Đơn đăng ký dự thi;
- Bản gốc Hộ khẩu thường trú hoặc giấy xác nhận thông tin cư trú;
- Hộ chiếu sử dụng xuất cảnh sang Hàn Quốc lần gần nhất (đối với người lao động về nước đúng hạn hợp đồng).
- Lệ phí dự thi được thu bằng tiền Việt Nam (tương đương 24 USD/người). Ứng viên đã nộp tiền nhưng hủy bỏ đăng ký trong thời gian tiếp nhận đăng ký vì lý do bất khả kháng sẽ được hoàn lại lệ phí. Tuy nhiên sau khi đã hủy bỏ đăng ký, người đó sẽ không được phép đăng ký lại.
Lưu ý: Người lao động không phải nộp thêm bất cứ khoản chi phí nào khác.
Những ứng viên có thông tin trong căn cước công dân hoặc hộ chiếu không trùng khớp với thông tin trong Đơn đăng ký dự thi sẽ không thể nhập cảnh Hàn Quốc.
Thông tin cá nhân (tên, ngày tháng năm sinh và giới tính) và ảnh của ứng viên được cung cấp trong Đơn đăng ký dự thi sẽ được sử dụng trong suốt quá trình tham gia Chương trình EPS và không thể thay đổi những thông tin này.
5. Thông báo về ca thi và địa điểm thi và kết quả:
- Thông báo kết quả: Dự kiến 05/06/2023
Thời gian và địa điểm tổ chức thi sẽ được Trung tâm Lao động ngoài nước thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/ thành phố, đồng thời thông báo trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Lao động ngoài nước tại địa chỉ: http://www.colab.gov.vn.
- Website Trung tâm Lao động ngoài nước: http://www.colab.gov.vn
- Website Chương trình EPS: http://www.eps.go.kr.
- Website EPS-TOPIK: http://eps.hrdkorea.or.kr/epstopik
- Cổng thông tin điện tử Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Quảng Ninh:
http://www.quangninh.gov.vn/So/solaodongthuongbinhxahoi
- Fanpage: Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ninh
5.3 Thông báo kết quả điểm thi cụ thể của từng ứng viên:
Kết quả điểm thi cụ thể của từng ứng viên xem tại: http://www.eps.go.k
5.4 Biện pháp phòng chống gian lận khi dự thi tiếng Hàn
Trung tâm Lao động ngoài nước sử dụng phần mềm tổng hợp dữ liệu tích hợp với máy quét vân tay, theo đó phần mềm sẽ chụp ảnh, lấy dấu vân tay của người lao động dự thi; dấu vân tay của người lao động sẽ được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu và sẽ được sử dụng kiểm tra, nhận dạng người lao động tại các vòng thủ tục tiếp theo như: kiểm tra tay nghề; tham dự khóa giáo dục định hướng và xuất cảnh. Người lao động không có thông tin nhận dạng trùng khớp sẽ bị dừng làm thủ tục.
IV. MỘT SỐ LƯU Ý ĐỐI VỚI KỲ THI TIẾNG HÀN NĂM 2023
1. Tất cả ứng viên đạt yêu cầu qua kỳ thi tiếng Hàn – Vòng 1 sẽ được tự động đăng ký tham dự kiểm tra tay nghề. Đánh giá năng lực là nội dung không bắt buộc, người lao động thuộc đối tượng (có kinh nghiệm làm việc, có bằng cấp, chứng chỉ nghề thuộc ngành đăng ký dự thi) và có nguyện vọng tham gia đánh giá năng lực để được cộng điểm phải hoàn thiện và nộp hồ sơ đánh giá năng lực về Sở LĐTBXH trong thời gian quy định.
Việc đạt yêu cầu qua kỳ thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề không đảm bảo là người lao động được đi làm việc tại Hàn Quốc mà mới chỉ là điều kiện để người lao động được nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển.
2. Ứng viên bị mù màu, khả năng nhận biết màu sắc kém sẽ bị loại. Trường hợp gặp vấn đề về cột sống, bị thoát vị đĩa đệm hoặc có dị tật, khuyết tật ở tay, chân có thể sẽ bị loại khỏi danh sách người lao động đủ điều kiện để giới thiệu cho các doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn.
3. Những lao động đã từng cư trú tại Hàn Quốc theo visa E9 (lao động EPS) hoặc (và) visa E10 (thuyển viên gần bờ) từ 05 năm trở lên (không phân biệt làm việc hợp pháp và không hợp pháp) không được tham dự kỳ thi.
4. Ứng viên chỉ nộp duy nhất khoản tiền Việt Nam tương đương với 24 USD khi đăng ký dự thi tiếng Hàn.
5. Thí sinh không được sử dụng các thiết bị điện tử (bao gồm điện thoại/điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính cá nhân, thiết bị nghe nhạc và xem phim, máy ảnh hoặc bất cứ thiết bị liên lạc nào có khả năng thu, phát thông tin) trong quá trình thi. Việc mang theo hoặc sử dụng các thiết bị điện tử trong quá trình thi sẽ bị xem là hành vi gian lận.
6. Thí sinh có hành vi gian lận, không trung thực trong kỳ thi sẽ bị cấm tham gia Chương trình EPS trong vòng 04 năm.
7. Nếu có sự khác biệt về các thông tin cá nhân (họ tên và ngày tháng năm sinh) giữa CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu và Đơn đăng ký dự thi tiếng Hàn thì hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc Hàn Quốc sẽ không được chấp nhận dù người lao động đã có kết quả thi đạt yêu cầu.
8. Những người lao động không đạt yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Hàn Quốc và những người đã từng có thời gian cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ không được đi làm việc tại Hàn Quốc.
9. Sau khi nhập cảnh Hàn Quốc, nếu người lao động có kết quả xét nghiệm dương tính với chất gây nghiện sẽ phải về nước.
Theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam, Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phái cử người lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
Cơ quan tổ chức: Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc
Đơn vị thực hiện: Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea)
Cơ quan phối hợp: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Đơn vị phối hợp: Trung tâm Lao động ngoài nước
Mọi chi tiết xin liên hệ tới Mrs Nguyễn Thị Ngọc Hà, số điện thoại: 02033.829.760 vào giờ hành chính.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ninh trân trọng thông báo./.