Theo thông tin trên web Đại học Tài chính - Kế toán, với số doanh nghiệp không ngừng tăng lên (cả nước có 124.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tính đến tháng 11/2020) và hàng loạt các định chế tài chính khác như công ty chứng khoán, công ty tài chính ngày càng mở rộng hoạt động, đã cho thấy ngành nghề này đang cần lượng lớn nguồn nhân lực.
Triển vọng việc làm của Ngành Tài Chính Ngân Hàng trong tương lai
Thông thường, người học tài chính ngân hàng sẽ bị mặc định rằng chỉ tham gia hoạt động tại ngân hàng. Thế nhưng vẫn có nhiều vị trí và cơ hội khác rộng mở cho sinh viên tài chính ngân hàng mà có thể bạn vẫn chưa biết. Ngoài ứng tuyển các việc làm ngân hàng, bạn cũng có thể trở thành ứng viên tiềm năng tại các công ty kinh doanh bất động sản hay chứng khoán,… Một số việc làm mà sinh viên tốt nghiệp Ngành Tài Chính Ngân Hàng có thể theo đuổi như: chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên thẩm định và quản lý rủi ro, giao dịch viên chứng khoán, chuyên viên kiểm toán, kế toán, nhân viên tín dụng,…
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ tài chính?
Để tìm hiểu liệu học ngành Công nghệ tài chính ra trường làm gì, HUTECH sẽ bật mí cho bạn biết cơ hội việc làm của ngành học này khá đa dạng vị trí nhé:
Chuyên viên về công nghệ tài chính, phát triển công nghệ tài chính, phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính mới tại ngân hàng thương mại; các công ty phát triển phần mềm,…
Làm chủ các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính
Chuyên viên hoạch định chiến lược, quản lý, kiểm soát hệ thống tài chính tại các cơ quan quản lý tài chính nhà nước
Làm việc tại các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực; các cơ quan/tổ chức nghiên cứu phát triển công nghệ…
Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu,…
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ tài chính vô cùng hấp dẫn
Hiện đã có không ít trường đại học có đào tạo ngành này. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo, cơ sở vật chất,… của trường học mà bạn quan tâm nhé. Trong đó, HUTECH là một trong những đơn vị đào tạo ngành này uy tín. Khi theo học ngành Công nghệ tài chính tại HUTECH, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết từ nền tảng đến chuyên ngành và kỹ năng thực tế. Ngoài ra, nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều buổi học tập tại doanh nghiệp, tham quan thực tế cùng với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại giúp sinh viên học tập tốt hơn.
Thông qua các thông tin trên, chắc bạn đã có cho mình đáp án “Học ngành Công nghệ tài chính ra trường làm gì?” rồi đúng không nè. Nếu bạn còn đắng đo nhiều thông tin khác về ngành học này thì bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin để có thể định hướng bản thân thật tốt nhé!
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu
Tài chính - Ngân hàng là ngành nghề liên quan đến các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính của ngân hàng phát hành trong phạm vi nội địa và quốc tế. Tài chính ngân hàng là một phạm trù rất rộng, bao gồm các lĩnh vực nhỏ và chuyên biệt hơn như ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, tài chính thuế, tài chính bảo hiểm, phân tích tài chính, kinh tế học tài chính,...
Trong thời điểm thị trường chứng khoán và bất động sản ngày càng sôi động hiện nay, tài chính ngân hàng ngày càng chứng tỏ được tiềm năng hoạt động và phát triển của mình điển hình là việc hàng loạt các văn phòng giao dịch được mở rộng trên khắp địa bàn cả nước. Bên cạnh đó, tài chính ngân hàng cũng là một trong những ngành học được khá nhiều bạn trẻ hiện nay ưa thích và lựa chọn cho mình. 4. Ngành Tài chính – Ngân hàng học những gì?
Sinh viên theo học ngành Tài chính - Ngân hàng được trang bị khối kiến thức về: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô; nguyên lý thống kê kinh tế, Nguyên lý kế toán; luật kinh tế, Kinh tế lượng; nhập môn Tài chính – Tiền tệ, Tài chính doanh nghiệp; kiến thức kinh tế tài chính hiện đại trên thế giới; kiến thức tài chính doanh nghiệp hiện đại, quản trị tài chính; tài chính quốc tế; đầu tư chứng khoán; phân tích tài chính, hệ thống thông tin tài chính, thị trường chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng; quản lý hệ thống tài chính ngân hàng và hoat động kinh doanh của các tổ chức tín dụng; lập và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia; nguyên tắc cơ bản về quản trị và kinh doanh trong các tổ chức tín dụng và bảo hiểm,...
Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh và các kỹ năng chuyên môn cần thiết như: Đọc báo cáo tài chính, phân tích tài chính,...
Ngoài ra, sinh viên được trang bị khối kiến thức về: Ngoại ngữ; tin học; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức sự kiện; kỹ năng đàm phán, thương lượng; giải quyết tình huống trong kinh doanh liên quan đến tài chính. Với nền móng kiến thức, cử nhân Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại học Lạc Hồng hoàn toàn tự tin hòa nhập vào môi trường làm việc năng động, hiện đại.
Những năm gần đây, Ngành Tài Chính Ngân Hàng là ngành nghề được quan tâm bởi những lợi ích và cơ hội việc làm đa dạng. Thế nhưng còn nhiều thông tin mà các bạn sinh viên vẫn chưa được nắm rõ, chẳng hạn như Ngành Tài Chính Ngân Hàng là gì? Học những gì? Cơ hội việc làm thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan. Hy vọng sẽ giúp ích trong quá trình tìm hiểu ngành nghề và định hướng nghề nghiệp tương lai của bạn.
Ngành Tài Chính Ngân Hàng ra trường làm gì?
Ngành Tài chính ngân hàng là một ngành học có nhu cầu cao trên thị trường lao động. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Tài chính ngân hàng có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, bao gồm: chuyên viên tín dụng, chuyên viên đầu tư, chuyên viên tài chính doanh nghiệp, chuyên viên kế toán ngân hàng, chuyên viên quản trị rủi ro ngân hàng, chuyên viên kinh doanh bảo hiểm, chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên thuế, chuyên viên ngân hàng thương mại, chuyên viên kiểm toán, giảng viên, nghiên cứu viên.
Mức lương khởi điểm có thể dao động từ 8.500.000 triệu- 11.000.000 triệu đồng/ tháng. Khi có kinh nghiệm và thăng tiến, mức lương có thể tăng lên đến 34 triệu đồng/tháng.
Nhân viên kinh doanh/ nhân viên tín dụng
Mức lương của chuyên viên tín dụng thường rơi vào dải trung bình khoảng 6.000.000 –16.000.000 triệu đồng mỗi tháng, không có giới hạn mức lương.
Mức lương trung bình khoảng 12.000.000 triệu đồng/ tháng, cao nhất lên đến 20.000.000 triệu đồng/ tháng.
Chuyên viên phân tích tài chính
Mức lương trung bình rơi vào khoảng 10.000.000 triệu đồng/ tháng. Đối với những nhà phân tích tài chính có kinh nghiệm và chứng chỉ chuyên môn, mức lương có thể lên đến 33.000.000 triệu đồng/ tháng.
Mức lương khởi điểm cho kế toán viên ngân hàng thường dao động từ 9.000.000 triệu đến 17.000.000 triệu đồng/ tháng. Với kinh nghiệm và trình độ cao hơn, mức lương có thể tăng lên đến 40.000.000 triệu đồng/ tháng.
Mức lương khởi điểm cho chuyên viên thanh toán quốc tế thường dao động từ 15.000.000 triệu đến 30.000.000 triệu đồng/ tháng. Điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào địa điểm làm việc và quy mô của ngân hàng.
Quản lý tài chính doanh nghiệp/ giám đốc tài chính
Mức lương của quản lý tài chính doanh nghiệp, giám đốc tài chính có thể rất cao và phụ thuộc vào quy mô và ngành nghề của công ty. Mức lương khởi điểm có thể từ 30.000.000 triệu đến 60.000.000 triệu đồng mỗi tháng và có thể tăng lên hàng trăm triệu đồng mỗi tháng cho các vị trí quản lý cấp cao.
Đào tạo Ngành Tài Chính – Ngân Hàng tại trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TPHCM
Chương trình đào tạo Ngành Tài Chính Ngân Hàng ở các trường đại học đào tạo hiện nay đều do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định, mang đến cho sinh viên kiến thức nền tảng và chuyên ngành về lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ và tín dụng…