Cùng phân biệt photo, picture và image nha!

Tỷ lệ khung hình gốc so với tỷ lệ trong máy ảnh

Tỷ lệ khung hình được xác định bởi cảm biến hình ảnh của máy ảnh là tỷ lệ khung hình gốc. Tuy nhiên, một số máy ảnh cũng cung cấp nhiều tùy chọn tỷ lệ khung hình khác nhau cho các nhiếp ảnh gia. Ví dụ: Nikon Z7 cho phép lựa chọn giữa các tùy chọn sau: FX (36 × 24), DX (24 × 16), 5: 4 (30 × 24), 1: 1 (24 × 24), 16: 9 (36 × 20). Hai tùy chọn đầu tiên đều có tỷ lệ khung hình là 3:2 (FX 36 × 24 và DX 24 × 16), đó là tỷ lệ khung hình gốc của cảm biến trên máy ảnh này. Tất cả các tùy chọn khác, chẳng hạn như 5:4, 1:1 và 16:9 đều không phải là tỷ lệ khung hình gốc.

Hagia Sophia được chụp ở tỷ lệ khung hình gốc của máy ảnh là 3:2

Khi chọn những tỷ lệ ảnh khác với tỷ lệ ảnh gốc bạn có thể sẽ phải cắt một phần của hình ảnh. Điều này sẽ làm giảm độ phân giải hình ảnh và kích thước tệp. Nếu bạn chụp ở tỷ lệ khung hình gốc, bạn sẽ có thể thay đổi tỷ lệ này trong quá trình xử lý hậu kỳ với độ phân giải tối thiểu. Có hai lý do khiến nhiều người thay đổi tỷ lệ khung hình gốc, lí do thứ nhất là việc đóng khung. Nếu bạn không muốn cắt vào đối tượng của mình thì việc chuyển sang tỷ lệ khung hình mà bạn sẽ sử dụng để hiển thị hoặc in hình ảnh của mình có thể sẽ phù hợp. Lý do thứ hai liên quan đến bộ đệm máy ảnh và tốc độ chụp liên tục, một số máy ảnh có thể chụp lâu hơn do lưu trữ các tệp nhỏ hơn trong bộ đệm máy ảnh.

Nhật thực toàn phần được chụp ở tỷ lệ khung hình gốc 4:3

Dưới đây là các tỷ lệ khung hình phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tìm thấy trong nhiếp ảnh:

Ảnh toàn cảnh của Dead Horse Point ở Utah với tỷ lệ khung hình gần đúng 3:1

Điều chỉnh trong máy ảnh của bạn

Tùy thuộc vào loại máy ảnh và kiểu máy ảnh bạn sở hữu mà bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ khung hình của hình ảnh thông qua menu máy ảnh. Hầu hết các máy ảnh sẽ cắt ảnh theo tỷ lệ mong muốn khi chụp ở định dạng ảnh RAW. Ngược lại, một số máy ảnh sẽ chỉ cắt ảnh JPEG, trong khi giữ nguyên tỷ lệ gốc của ảnh RAW.

Thay đổi tỷ lệ khung hình thông qua menu máy ảnh sẽ là một quá trình đơn giản. Ví dụ: trên máy ảnh DSLR và máy ảnh mirrorless của Nikon, bạn có thể nhấn nút menu, sau đó chọn “Photo Shooting Menu” -> “Choose Image Area” để thay đổi.

Trên máy ảnh DSLR và máy ảnh Mirrorless của Canon, bạn sẽ cần tìm đến “Shooting Menu” -> “Crop/aspect ratio”.

Nếu bạn chụp bằng máy ảnh không gương lật của Sony, bạn sẽ có thể tìm thấy menu phụ tỷ lệ khung hình bên dưới "Shooting Menu".

Nếu bạn muốn thay đổi tỷ lệ khung hình của ảnh sau khi đã chụp thì bạn sẽ cần sử dụng phần mềm xử lý hậu kỳ như Lightroom và Capture One để thực hiện. Nếu bạn không có phần mềm xử lý hậu kỳ, có rất nhiều công cụ xử lý hình ảnh miễn phí cho phép bạn cắt hình ảnh của mình theo tỷ lệ khung hình mong muốn. Nếu bạn sử dụng Adobe Lightroom Classic, bạn có thể thay đổi tỷ lệ khung hình của ảnh bằng cách nhấp vào công cụ “Crop & Straighten” trong mô-đun Develop (Phím tắt: "R")

Khi công cụ hiện xuống, bạn chỉ cần nhấp vào menu thả xuống bên cạnh ổ khóa có nội dung “Original” và bạn sẽ thấy một số tùy chọn khác nhau:

“Original” là tỉ lệ khung hình ban đầu của hình ảnh. Khi bạn cắt hình ảnh của mình, tỷ lệ khung hình ban đầu của bạn sẽ được giữ nguyên. Nếu bạn nhấn vào khóa ở trên để bỏ qua tỷ lệ khung hình gốc và cắt hình ảnh theo sở thích của bạn, nó sẽ được đặt thành “Custom”. Nếu bạn sử dụng Capture One, tất cả những gì bạn phải làm là kéo và nhấn vào công cụ Crop trên màn hình chính, sau đó chọn một trong các tùy chọn:

Trên đây là những kiến thức cơ bản về tỷ lệ khung hình để bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu về nhiếp ảnh. VJShop hy vọng bạn có thể áp dụng khi chụp ảnh tạo ra những bức ảnh như mong muốn

Cách điều chỉnh tỷ lệ khung hình

Khi nói đến việc thay đổi tỷ lệ khung hình, bạn có thể thực hiện theo hai cách khác nhau. Cách đầu tiên là thông qua menu của máy ảnh và cách thứ hai là thông qua phần mềm xử lý.

Tầm quan trọng của chỉnh tỉ lệ ảnh

Các nguyên tắc cơ bản về tỷ lệ khung hình là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng tại thời điểm chụp một bức ảnh. Ví dụ: Nếu bạn chụp ảnh bằng máy ảnh ở tỷ lệ khung hình 4:3 và nhồi nhét đối tượng hoặc các yếu tố quan trọng của cảnh vào các cạnh của khung hình, bạn có thể sẽ không chỉnh được hình ảnh theo tỷ lệ khung hình rộng hơn.

Nếu chụp ảnh với tỷ lệ 16:9 và muốn có bức ảnh theo tỷ lệ 3:2 hoặc 4:3, bạn sẽ phải cắt bớt hình ảnh. Trong hình ảnh dưới đây, nếu như tỷ lệ 3: 2 có thể phù hợp trong trường hợp trên, thì tỷ lệ 4: 3 chắc chắn không phải là một lựa chọn tốt, vì nó đang cắt vào các cấu trúc tiền cảnh. Nếu bức ảnh này được chụp ở tỷ lệ 4:3 ngay từ đầu chắc chắn có thể tránh được vấn đề này. Đây là lý do tại sao tỷ lệ khung hình lại quan trọng trong bố cục của các bức ảnh.

Tỷ lệ khung hình và kích thước in

Dưới đây là bảng tỷ lệ cỡ ảnh phổ biến và kích thước in phù hợp: