Sở hữu nguồn gen phong phú, các kiểu vân độc đáo, đẹp mắt, gỗ mang đến nhiều giá trị sử dụng lẫn kinh tế cho ngành gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, vấn nạn khai thác quá mức đã khiến nước ta phải đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn rừng tự nhiên và tuyệt chủng các loài gen thực vật hiếm. Do đó, nhiều loại gỗ quý – đặc biệt là gỗ nhóm 1 – không ngừng được gây trồng và bảo tồn nhằm duy trì hệ sinh thái. Trong bài viết này, ADX Plywood sẽ cùng quý khách hàng tìm hiểu về top 10 loại gỗ quý tại Việt Nam.

Gỗ sưa đỏ (Dalbergia tonkinensis)

Gỗ sưa còn có tên gọi khác là Trắc thối, Huê Mộc Vàng…, phổ biến với 3 loại sưa trắng, sưa vàng, sưa đỏ. Trong đó, sưa đỏ được xếp vào hàng các cây gỗ quý với màu nâu đỏ đẹp mắt, mùi thơm dễ chịu, chất gỗ bền chắc. Khối gỗ sưa sau chế biến cho ra vân gỗ đều 4 mặt, có hiệu ứng óng ánh ấn tượng, thường dùng chế tạo nội thất cao cấp, các tác phẩm nghệ thuật hoặc nhạc cụ đắt tiền.

Cây gỗ mun có độ cao khoảng 10 – 20m, đường kính khoảng 42 – 50cm, thường sinh trưởng một số tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Khánh Hoà,… Thân gỗ có màu đen đặc trưng, bề mặt mịn với vân gỗ đẹp, mùi thơm nhẹ nhàng. Trọng lượng gỗ mun rất nặng, chất gỗ cũng cực kỳ bền chắc theo thời gian. Nhờ màu đen huyền bí vốn có, gỗ mun rất được “săn đón” trong giới thủ công mỹ nghệ hoặc chế tác nội thất mang giá trị thẩm mỹ cao.

Trong bảng phân nhóm gỗ quý Việt Nam, gỗ gụ góp mặt với các loại gụ mật, gụ lau. Cây gụ thẳng dài, ít cành nhánh, cao từ 20 – 30m, thân gỗ to với đường kính trên 60cm. Gỗ gụ mới khai thác có màu vàng nhạt, sau một thời gian có thể chuyển sang màu nâu đỏ, dác lõi phân biệt rõ ràng, mùi hơi chua. Nhờ kích thước lớn, loại gỗ quý này thường dễ dàng chế tác các sản phẩm mỹ nghệ, trường kỷ, tủ thờ…

Gỗ cẩm lai hay trắc lai thường phân bổ ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ. Dòng gỗ này có thân to, tán cây rộng, chiều cao từ 20 – 25m, đường kính thân gỗ từ 50 – 60cm, vân gỗ nhỏ nhưng rõ nét, thớ gỗ chắc chắn màu nâu hồng. Khác với mùi hương dễ chịu của các loại gỗ nhóm 1 trên, cẩm lai có mùi hôi khó ngửi, khá giống mùi tre bị ngâm nước lâu ngày.

Gỗ Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus)

Cây giáng hương có độ cao trung bình từ 20-30m, thậm chí có thể cao tới 40m. Thân cây cao thẳng nhưng không tròn đều, đường kính trung bình khoảng 1m, có thể lên đến 1,7-2m. Vỏ thân cây có màu nâu xám, cây trưởng thành vỏ sẽ nứt dọc, bong vảy lớn, khi bóc lớp vỏ hay cưa cắt cây ra sẽ thấy chảy nhựa màu đỏ tươi. Chất gỗ có màu thiên đỏ cam, được ứng dụng nhiều trong nội thất, sàn gỗ, đồ mỹ nghệ, tượng điêu khắc…

Gỗ Bằng lăng cườm (Lagerstroemia angustifolia Pierre)

Bằng Lăng Cườm là cây gỗ lớn, phần gốc và thân cây ít có mùi. Vỏ cây màu nâu xám, có đường rãnh nứt dọc đều, thân gỗ tròn thẳng, ít cành nhánh. Gỗ bằng lăng cườm có dác gỗ màu trắng, lõi ánh vàng xám đến hơi nâu. Nhờ đó, các đồ nội thất, mỹ nghệ cao cấp làm từ gỗ này có màu sáng rất đẹp mắt. Dác lõi cây gỗ này khá khó phân biệt, chỉ nhìn trên các mặt cắt sẽ rất khó nhận biết vòng năm.

Hầu hết các cây gỗ quý nhóm 1 tại Việt Nam đều bị cấm hoặc hạn chế khai thác, chỉ một số ít được cấp phép thu hoạch đưa vào ứng dụng đời sống. Bởi giá trị thẩm mỹ lẫn kinh tế rất cao, nhóm cây này thường được dùng làm tượng phật, đồ nội thất cao cấp, các chuỗi hạt gỗ mang ý nghĩa phong thủy hoặc chế biến làm tinh dầu thơm.

Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng các loại cây gỗ quý còn có nhiều hạn chế, đặc biệt ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học. Do đó, việc sử dụng gỗ công nghiệp ngày nay đang dần trở thành sự lựa chọn tối ưu hơn cho một môi trường bền vững.

Ứng dụng dễ thấy nhất của gỗ nhóm 1 là nội thất cao cấp với những hoa văn chạm khắc tinh xảo, công phu như trường kỷ, trần nhà, tủ thờ, bộ ấm chén…

Các cây gỗ quý cũng được nhiều gia đình có điều kiện “săn đón” để làm lục bình, tạc tượng trưng bày hợp phong thủy, đón tài lộc.

Ngoài ra, nhờ hương thơm dễ chịu, có tác dụng thư giãn tinh thần, nâng cao sức khỏe, các loại gỗ còn được chế tạo thành chuỗi hạt trang sức cầu may, cầu an.

ADX Plywood vừa cùng quý khách hàng tìm hiểu sơ lược top 10 loại gỗ nhóm 1 tại Việt Nam cùng những ứng dụng nổi bật của chúng. Hy vọng qua bài viết này, quý khách hàng sẽ có thêm thông tin bổ ích để nhận biết và tích cực chung sức bảo tồn các cây gỗ quý đang dần khan hiếm tại nước ta. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về ngành gỗ nói chung và gỗ công nghiệp plywood nói riêng, quý khách có thể liên hệ chúng tôi qua thông tin bên dưới!

Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, HCM

Nhà máy: KCN Bắc Đồng Hới, Xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486

Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 3/2023 đạt 1,137 tỷ USD, tăng 29,2% so với tháng trước đó. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 773 triệu USD, tăng 38,9% so với tháng 02/2023.

Trong quý I năm 2023, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước đạt 2,813 tỷ USD, giảm tới 30% so với cùng kỳ năm 2022.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,823 tỷ USD, giảm 40,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát đứng ở mức cao; Những bất ổn chính tại Châu Âu tiếp tục khiến kim ngạch xuất khẩu nhiều hàng hóa không thiết yếu như mặt hàng G&SPG bị suy giảm khá mạnh.

Bên cạnh đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ trong tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG cũng giảm khá mạnh: Quý I năm 2023 đạt 64,8% giảm so với tỷ lệ 75,54% của năm 2022.

Biểu đồ 01:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng từ năm 2020 - 2023

Nguồn: Gỗ Việt tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Hải quan

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

Quý I năm 2023, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 1,2 tỷ USD, giảm tới 39,56% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 42,9% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn ngành, giảm so với mức 50,2% của cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,08 tỷ USD, giảm 41,27% so với quý I/2022; chiếm 59,24% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cả nước.

Quý I năm 2023, mặt dù giảm tới 42,27% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt 1,38 tỷ USD, chiếm tới 49% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn ngành.

Cũng trong quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Hàn Quốc, Anh, Canda, Pháp, Australia, Hà Lan, Đức đều giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang số ít thị trường chủ lực tăng nhẹ: Nhật Bản tăng 7,98%; Trung Quốc tăng 5,96%; Malaysia xấp xỉ cùng cùng năm 2022.

Biểu đồ 02:Tham khảo thị phần về kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 3/2023

Nguồn: Gỗ Việt tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Hải quan

Biểu đồ 03:Tham khảo thị phần về kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong quý I năm 2023

Nguồn: Gỗ Việt tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Hải quan

Bảng 1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang một số thị trường trong quý I năm 2023

Nguồn: Gỗ Việt tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Hải quan

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 3/2023 đạt 194 triệu USD, tăng 29% so với tháng trước đó.

Quý I năm 2023, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam đạt 464  triệu USD, giảm 31,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong quý I năm 2023, Việt Nam đã xuất siêu 2,24 tỷ trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG, giảm so với mức 3,3 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 03: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong từ năm 2020 - 2023

Nguồn: Gỗ Việt tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Hải quan

Quý I/2023, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt đạt 150 triệu USD, giảm 44,85% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong quý I/2023, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 1,057 tỷ USD tại Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG.

Quý I/2023, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ hầu hết các thị trường cung ứng chủ lực đều giảm rất mạnh. Trung Quốc là thì trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, đạt 139 triệu USD, giảm 42,88% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, thị trường Hoa Kỳ, Lào, Thailand, Congo, Newzealand, Chile đều giảm rất mạnh. Chỉ số ít thị trường tăng: Pháp tăng 12,84%; Indonesia tăng 34,43% so với cùng kỳ năm 2022.

Biểu đồ 04: Tham khảo tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 3/2023

Nguồn: Gỗ Việt tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Hải quan

Biểu đồ 04: Tham khảo tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong quý I năm 2023

Nguồn: Gỗ Việt tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Hải quan

Bảng 02:Tham khảo kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ một số thị trường về Việt Nam trong quý I năm 2023

Nguồn: Gỗ Việt tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Hải quan