Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023.
Quy định về các khoản trợ cấp và khấu trừ
Các mức bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà doanh nghiệp phải đóng cho nhân viên của mình đã được quy định rõ tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH. Các bạn có thể theo dõi bảng tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm trong bảng sau:
BH TNLĐ – BNN, viết tắt của Bảo hiểm tai nạn lao động, được áp dụng mới ngày 1/6/2017 sẽ điều chỉnh giảm từ 1% xuống 0,5%.
Ngoài các chi phí bảo hiểm, doanh nghiệp còn phải đóng quỹ công đoàn:
Phí Công Đoàn = 2% x Giá trị quỹ tiền lương đóng BHXH
Về việc đóng bảo hiểm, mức lương phải đóng bảo hiểm có sự khác nhau giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước trả lương theo bậc, ngạch, cấp quân hàm,… nên đã có quy định cụ thể của nhà nước cho số tiền phải đóng với mỗi cấp. Còn với doanh nghiệp tư nhân, tiền lương do nhân viên và phía quản lý tự thương lượng nên việc đóng bảo hiểm phụ thuộc vào lương thực tế và trợ cấp được quy định rõ bởi thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm bao gồm phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực;… Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm như tiền thưởng ý tưởng, tiền thưởng sáng chế, hỗ trợ xăng xe, tiền ăn giữa ca,…
Mức lương tối thiểu để tham gia đóng BHXH tương ứng như mức lương tối thiểu từng vùng, đối với lao động qua học nghề, có bằng cấp thì sẽ thêm 7%.
– Những người có hợp đồng lao động ít nhất 3 tháng (kể cả trẻ vị thành niên dưới 15 nếu có hợp tác với một đơn vị nào đó)
– Người có hợp đồng lao động từ 1-3 tháng (trừ hợp đồng thử việc)
– Người lao động là công dân nước ngoài có giấy phép hành nghề
– Cán bộ công nhân viên chức theo quy định của pháp luật
– Các nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã có hưởng lương
– Công dân được cử đi học nước ngoài, hưởng lương trong nước
– Người lao động có 2 hợp đồng lao động trở lên sẽ đóng theo hợp đồng giao kết thứ nhất
– Những người có hợp đồng lao động ít nhất 3 tháng (kể cả trẻ vị thành niên dưới 15 nếu có hợp tác với một đơn vị nào đó)
– Người lao động là công dân nước ngoài có giấy phép hành nghề từ 3 tháng trở lên
– Cán bộ công nhân viên chức theo quy định của pháp luật và các nhà quản lý doanh nghiệp
– Quản lý hợp tác xã có hưởng lương
– Người lao động có 2 hợp đồng lao động trở lên sẽ đóng theo hợp đồng giao kết thứ hai
– Người có hợp đồng lao động từ 1-3 tháng (trừ hợp đồng thử việc)
– Người lao động là công dân nước ngoài có giấy phép hành nghề
– Người sử dụng lao động đóng cho người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc có giao kết HĐLĐ với các bên khác mà đã hoàn thành nghĩa vụ đóng BHXH và BH TNLĐ – BNN
– Những người có hợp đồng lao động ít nhất 3 tháng (kể cả trẻ vị thành niên dưới 15 nếu có hợp tác với một đơn vị nào đó)
– Cán bộ công nhân viên chức theo quy định của pháp luật
– Các nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã có hưởng lương
– Công dân được cử đi học nước ngoài, hưởng lương trong nước
– Người lao động có 2 hợp đồng lao động trở lên sẽ đóng theo hợp đồng giao kết thứ nhất
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
– Người đi lao động nước ngoài theo hợp đồng
– Người hưởng chế độ phu nhân hoạc phu quân của một cơ quan đại diễn cho Việt Nam ở nước ngoài
– Người lao động tham gia BHXH hoặc bảo lưu BHXH
– Người lao động tham gia BHXH hoặc bảo lưu BHXH còn thiếu nhiều nhất 6 tháng để hưởng lương hưu hoặc nhận trợ cấp hằng tháng thì được phép đóng 1 lần các tháng còn thiếu để hưởng chế độ như quy định
Lưu ý: Trốn đóng BHXH sẽ bị phạt 7 năm tù.
Các nguyên tắc tính lương trong doanh nghiệp
Nguyên tắc cơ bản của việc tính lương trong doanh nghiệp đó là phân cấp bậc lương cho từng vị trí. Trước khi tim hiểu về nguyên tắc tính lương trong doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ một số khái niệm sau:
Giữa các khái niệm trên có mối quan hệ chặt chẽ. Nhân viên hoàn thành tốt mức nào thì sẽ được xếp vào cấp bậc lương tương ứng mức đó. Tất nhiên quyết định này chỉ được đưa ra sau khi hoàn thành quá trình đánh giá kỹ lưỡng, khoa học.
Khái quát về quy chế tiền lương và thang bảng lương
– Căn cứ Bộ luật lao động số 10/2012/QH13
– Căn cứ Luật làm việc – Luật số 38/2013/QH13
– Căn cứ Nghị định Số 153/2016/NĐ-CP – Căn cứ Luật Doanh nghiệp – Luật số 68/2014/QH13
– Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty
Những nội dung quy định trong quy chế này có hiệu lực kể từ ngày được Sở Lao động – Thương binh xã hội TP Hà Nội phê duyệt.
Phạm vi áp dụng cho toàn bộ người lao động đang làm việc trong công ty.
Quy chế tiền lương trong doanh nghiệp là do từng doanh nghiệp quy định, vì vậy người quản lý cần cân nhắc các nguồn lực bên trong doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp tài chính đúng đắn. Các thành phần thường có trong quy chế tiền lương của doanh nghiệp bao gồm:
– Lương chính: được quy định theo Nghị định số 153/2016 NĐ-CP, là mức lương được trả cho nhân viên làm việc hành chính trong điều kiện bình thường.
– Lương đóng BHXH: được quy định tại thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
– Lương thử việc: 85% mức lương của công việc (mức này quy định tùy doanh nghiệp).
– Lương khoán: lương dành cho các cá nhân làm công việc có tính chất thời vụ.
– Cách tính lương: trả lương theo ngày công chuẩn làm việc của tháng.
– Lương thời gian: áp dụng cho toàn thể nhân viên và lãnh đạo của công ty.
Các chức danh: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng kinh doanh được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Ví dụ: Mức hưởng phụ cấp của Giám đốc là 3 triệu đồng, của Phó giám đốc là 2 triệu đồng,…
Toàn bộ nhân viên chính thức kí Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: mức hưởng phụ cấp tùy thuộc vào từng chức danh và được ghi cụ thể trong Hợp đồng lao động.
Những nhân viên ký Hợp đồng lao động dưới 3 tháng: mức phụ cấp được thỏa thuận và ghi rõ trong Hợp đồng.
Mức hưởng trợ cấp được thể hiện chi tiết trong Hợp đồng lao động. Đây là việc mà nhân viên với các cấp quản lý khi thương thảo hợp động tự đàm phán và quy định rõ với nhau rồi mới ký.
Ví dụ: Nhân viên chính thức ký Hợp đồng lao động từ 6 tháng trở lên được hưởng tiền hỗ trợ thuê nhà 1-2 triệu đồng/ tháng.
– Nguyên tắc tính lương: chính xác về số liệu, đảm bảo thời gian trả lương theo đúng quy định
– Căn cứ tính lương: dựa vào thời gian làm việc trên bảng chấm công
– Tiền lương tháng = tiền lương chính + phụ cấp, trợ cấp (nếu có)/ 26 X số ngày làm việc thực tế
– Thời hạn trả lương: tùy thuộc vào quy định của từng công ty
– Tiền lương làm việc theo giờ: được quy định trong Bộ Luật lao động
Làm thêm vào ngày thường: tiền lương * 150% * số giờ làm thêm
Làm thêm vào ngày chủ nhật: tiền lương * 200% * số giờ làm thêm
Làm thêm vào ngày lễ tết: tiền lương * 300% * số giờ làm thêm
– Những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương: nghỉ lễ, Tết; bản thân kết hôn, con kết hôn, cha, mẹ chết (cả bên chồng, vợ), vợ hoặc chồng, con chết, nghỉ phép…
Đọc thêm: Lương gross là gì? Lương net là gì? Cách đổi lương gross sang net
– Chế độ xét tăng lương: thời gian xét tăng lương trong năm tùy thuộc vào quy định mỗi công ty.
– Niên hạn và đối tượng được xét tăng lương: các nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và đã có đủ niên hạn 2 năm ở một mức lương.
– Thủ tục xét tăng lương: Phải được Ban lãnh đạo công ty hợp và xét duyệt.
– Mức tăng lương ở mỗi bậc lương: từ 10-20% của mức lương hiện tại.
Thưởng cuối năm (Tết âm lịch): Mức thưởng cụ thể tùy thuộc vào chất lượng làm việc của cá nhân và lợi nhuận năm đó của công ty.
Thưởng thâm niên: Nhân viên gắn bó với công ty tối thiểu từ 3 năm trở lên sẽ được xét duyệt các mức hưởng thưởng thâm niên.
Thưởng lễ 30/4 & 1/5, Ngày Quốc khánh, Tết Dương lịch: Tùy thuộc vào chất lượng công việc và mức độ đóng góp của mỗi cá nhân đối với công ty.
Thưởng đạt doanh thu: nếu đạt doanh thu Ban Giám đốc đề ra sẽ được thưởng phần trăm doanh thu hàng tháng. Nếu vượt doanh thu sẽ được thưởng theo lợi nhuận thực tế của công ty.
Dưới đây là bản mẫu về quy chế tiền lương trong doanh nghiệp của Công ty kế toán Thiên Ưng (Nguồn: ketoanthienung.vn)
Riêng với thang bảng lương, các quản lý nhân sự cần thuộc lòng cách xây dựng một thang bảng lương đúng chuẩn cho công ty, lập bộ hồ sơ đúng với yêu cầu của các cơ quan quản lý và đem tới đúng nơi quy định để nộp trình thông tin doanh nghiệp của mình. Thang bảng lương là điều mà chính phủ Việt Nam bắt buộc với các doanh nghiệp khi vừa mới được thành lập và phải thay đổi (nếu cần thiết) dựa trên những nghị định, thông tư mới của chính phủ.
Lưu ý lớn nhất khi xây dựng thang bảng lương trong thời gian này là việc mức lương tối thiểu chung tính từ tháng 1/2017 đã tăng lên 2.760.000 VNĐ/ tháng. Cụ thể:
– Vùng l: 3.980.000 đồng tháng (tăng 230.000 VNĐ).
– Vùng 2: 3.530.000 đồng tháng (tăng 210.000 VNĐ).
– Vùng 3: 3.090.000 đồng tháng (tăng 190.000 VNĐ).
– Vùng 4: 2.760.000 đồng tháng (tăng 180.000 VNĐ).
Doanh nghiệp cần lưu ý để có sự điều chỉnh phù hợp.